Vũ (武 hoặc 禹) hay Võ (武) là một Họ phổ biến tại Việt Nam.
Theo cuốn Họ và tên người Việt Nam của Lê Trung Hoa (NXB Khoa học Xã hội,
2005), số lượng người mang họ Vũ đứng thứ 7 với 3.9% dân số tại Việt Nam,
ít hơn Họ Nguyễn (40%), Họ Trần (> 12%), Họ Lê (9,5%), Họ Phạm (7%), Họ Hoàng
(> 5%), Họ Phan (4,5%)...
Tương truyền Họ Vũ ở Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, không có chứng cứ cho khẳng định rằng tất cả các gia tộc họ Vũ tại Việt Nam đều có cùng gốc từ đây.
Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương. Ông Tổ Họ Vũ là Vũ Hồn là con trai một quan phủ nhà Đường (618-907) tên là Vũ Huy, người làng Mã Kì, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau khi từ quan Vũ Huy đã đi du ngoạn phương Nam và đã dừng chân tại đất Giao Châu, khi ấy là khu đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ bây giờ. Ông đã lấy một người thôn nữ tên là Nguyễn Thị Đức tại làng Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu (sau này là tỉnh Hải Dương). Ngày mồng 8 tháng Giêng năm Giáp Thân (804) bà Đức sinh con trai, đặt tên là Vũ Hồn (804-853). Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là một công thần mà ngày giỗ là mồng 3 tháng chạp âm lịch.
Rồi vì lí do nào đó, 373 năm sau, họ Vũ có vị tổ Vũ Nạp (1226 - ?) được phong Đông Giang Hầu Tả tướng quân.
Trước Vũ Hồn, còn có Thủy Tổ Họ Vũ Võ Việt Nam [1], là Vũ Thê Lang và Vũ Công Chất.
Đầu Công Nguyên, Nữ Tướng của Hai Bà Trưng là Vũ Thị Thục [2] [3] là con của Vũ Công Chất, đó là Thủy Tổ Họ Vũ Võ Việt Nam.
Trước Công Nguyên, Vũ Thê Lang [4] [5] là Thầy giáo của 2 Công Chúa con Vua Hùng, đó là Thủy Tổ Họ Vũ Võ Việt Nam.
Bắt đầu từ Quảng Bình cho tới hết các tỉnh miền Nam, do kiêng húy, "Vũ" được đổi thành "Võ".
Tương truyền Họ Vũ ở Việt Nam có nguồn gốc đầu tiên tại làng Mộ Trạch tỉnh Hải Dương, miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên, không có chứng cứ cho khẳng định rằng tất cả các gia tộc họ Vũ tại Việt Nam đều có cùng gốc từ đây.
Theo gia phả, tộc phả và thần phả ở làng Mộ Trạch, tỉnh Hải Dương. Ông Tổ Họ Vũ là Vũ Hồn là con trai một quan phủ nhà Đường (618-907) tên là Vũ Huy, người làng Mã Kì, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến. Sau khi từ quan Vũ Huy đã đi du ngoạn phương Nam và đã dừng chân tại đất Giao Châu, khi ấy là khu đất thuộc đồng bằng Bắc Bộ bây giờ. Ông đã lấy một người thôn nữ tên là Nguyễn Thị Đức tại làng Mạn Nhuế thuộc huyện Thanh Lâm đất Hồng Châu (sau này là tỉnh Hải Dương). Ngày mồng 8 tháng Giêng năm Giáp Thân (804) bà Đức sinh con trai, đặt tên là Vũ Hồn (804-853). Hiện có đền thờ tại Mộ Trạch, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, là một công thần mà ngày giỗ là mồng 3 tháng chạp âm lịch.
Rồi vì lí do nào đó, 373 năm sau, họ Vũ có vị tổ Vũ Nạp (1226 - ?) được phong Đông Giang Hầu Tả tướng quân.
Trước Vũ Hồn, còn có Thủy Tổ Họ Vũ Võ Việt Nam [1], là Vũ Thê Lang và Vũ Công Chất.
Đầu Công Nguyên, Nữ Tướng của Hai Bà Trưng là Vũ Thị Thục [2] [3] là con của Vũ Công Chất, đó là Thủy Tổ Họ Vũ Võ Việt Nam.
Trước Công Nguyên, Vũ Thê Lang [4] [5] là Thầy giáo của 2 Công Chúa con Vua Hùng, đó là Thủy Tổ Họ Vũ Võ Việt Nam.
Bắt đầu từ Quảng Bình cho tới hết các tỉnh miền Nam, do kiêng húy, "Vũ" được đổi thành "Võ".