GoogleAnalytics

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

050614. Biển Đông: Tuyên Bố Của Hội Nghị G7 (Brussels Belgique 040614)


TUYÊN BỐ CỦA HỘI NGHỊ G7 2014 VỀ BIỂN ĐÔNG

Lãnh đạo Khối G7: Thủ tướng Italia - Thủ thướng Canađa - Tổng thống Mĩ  - Chủ tịch Ủy ban Châu Âu - Thủ tướng Đức - Thủ tướng Anh - Chủ tịch Liên minh Châu Âu - Tổng thống Pháp - Thủ tướng Nhật Bản

Lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 ngày 04-6-2014 tuyên bố quan ngại sâu sắc về căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nước châu Á

Dưới đây là một vài hình ảnh về Hội nghị G7…
Thông tin liên tục bổ sung... Xin bấm vào hình ảnh để nhìn rõ hơn...



http://www.consilium.europa.eu/uedocs/cms_Data/docs/pressdata/en/ec/143078.pdf

Từ ngày 01-5-2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 (HD-981) cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lí trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu, làm nhiều người bị thương, đam chìm 1 tàu cá Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia kí kết. Hành động cực kì nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông…
Lãnh đạo nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 ngày 04-6-2014 bày tỏ quan ngại sâu sắc về căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nước châu Á trên Biển Đông và biển Hoa Đông, đồng thời đưa ra cảnh báo chống lại việc sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Tuyên bố chung tại Brussels (Bỉ) của các nhà lãnh đạo G7 (gồm Mĩ, Canađa, Đức, Italia, Pháp, Anh, Nhật Bản):
16. Hàng hải và Hàng không:
Chúng tôi tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì một trật tự hàng hải dựa trên các nguyên tắc đã được thống nhất của luật pháp quốc tế. Chúng tôi cam kết hợp tác quốc tế nhằm chống cướp biển và tội phạm hàng hải, phù hợp với luật pháp quốc tế và nguyên tắc quốc tế công nhận quyền tài phán trong vùng biển quốc tế. Chúng tôi lo ngại sâu sắc bởi những căng thẳng ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Chúng tôi phản đối bất kì nỗ lực đơn phương của bất cứ bên nào hòng khẳng định chủ quyền lãnh thổ và hàng hải của mình thông qua việc sử dụng các đe dọa sử dụng vũ lực hoặc ép buộc. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên làm rõ yêu sách lãnh thổ và hàng hải theo qui định của luật pháp quốc tế. Chúng tôi ủng hộ quyền của các bên tranh chấp để tìm kiếm giải pháp hòa bình các tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế, bao gồm cả thông qua các cơ chế giải quyết tranh chấp pháp lí. Chúng tôi cũng hỗ trợ các biện pháp xây dựng lòng tin. Chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của tự do hàng hải và hàng không và cũng là quản lí hiệu quả của giao thông hàng không dân sự dựa trên luật pháp quốc tế và các tiêu chuẩn và thông lệ Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế.
Flag Counter

Không có nhận xét nào: