GoogleAnalytics

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

210614. Biển Đông: Tuyên Bố Của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng (Hà Nội 200514)


TUYÊN BỐ CỦA CHỦ TỊCH QUỐC HỘI NGUYỄN SINH HÙNG VỀ BIỂN ĐÔNG


[Dangcongsan.vn] Từ ngày 01-5-2014, Trung Quốc đã ngang nhiên đưa giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 (HD-981) cùng hơn 80 tàu vũ trang, tàu quân sự và máy bay hộ tống đi vào vùng biển Việt Nam và đã hạ đặt giàn khoan này tại vị trí nằm sâu trên 80 hải lí trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của Việt Nam theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Các tàu vũ trang hộ tống bảo vệ giàn khoan của Trung Quốc đã rất hung hăng bắn vòi nước có cường độ mạnh và đâm húc thẳng vào các tàu công vụ, tàu dân sự của Việt Nam, gây hư hại nhiều tàu, làm nhiều người bị thương, đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan vào hạ đặt tại địa điểm nằm sâu trong Thềm lục địa và vùng Đặc quyền Kinh tế của một nước trong ASEAN, là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Luật pháp Quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 và cũng là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng Tuyên bố về Ứng xử của các Bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một Bên tham gia kí kết, vi phạm cam kết của Lãnh đạo cấp cao Viêt Nam - Trung Quốc. Hành động cực kì nguy hiểm này đã và đang đe dọa trực tiếp đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải ở Biển Đông…
Ngày 20-5-2014, tại Lễ khai mạc Kì họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Ủy viên Hội đồng Quốc phòng - An ninh phát biểu:
Trung Quốc đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hộ tống, trong đó có cả tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam,
Khẳng định tình hình ở Biển Đông đang diễn biến hết sức phức tạp, khó lường; việc Trung Quốc đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cùng với sự hộ tống, trong đó có cả tàu chiến và máy bay quân sự bảo vệ là sự vi phạm đặc biệt nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông; bất chấp cả những thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng và Nhà nước Việt - Trung.
Tại Kì họp này, Quốc hội sẽ nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình Biển Đông, cho ý kiến về vấn đề này với tinh thần bằng mọi biện pháp kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia, đồng thời kiên trì giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, kiên trì bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Trung Quốc.
Xem thêm:
http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30089&cn_id=653043
Flag Counter

Không có nhận xét nào: