ĐỘNG ĐẤT Ở SƠN LA
19h15 ngày 19-7-2014 nhiều người ở Hà Nội cảm nhận rõ sự rung
lắc, thấy đồ vật trong nhà bỗng nhiên rơi xuống. Viện Vật lý Địa cầu xác nhận
khoảng thời gian này đã xảy ra hai trận động đất mạnh ở Sơn La.
Phó giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần
(Viện Vật lý Địa cầu) Nguyễn Hồng Phương cho biết, Hà Nội bị rung chấn do ảnh
hưởng lan truyền của 2 trận động đất từ Sơn La.
Tỉnh Sơn La thường xảy ra động đất do nằm trên vết đứt gãy sông
Mã. Trận động đất mạnh nhất ghi nhận tại đây là 6,8 độ Richter. Theo các
nhà khoa học, đây là một trong 7 vùng trọng điểm có nguy cơ phát sinh động
đất tại khu vực Tây Bắc. Sáu điểm còn lại là Điện Biên, Thị xã Lai Châu,
Thị trấn Mường La, Thị xã Mường Lay, Thị trấn Tuần Giáo, Thị Trấn Tam Đường.
Lúc 19h14 ngày 19-7, trận động đất có độ lớn 4,3 độ Richter xảy
ra ở khu vực huyện Mường La, Sơn La với độ sâu chấn tiêu khoảng 8,5 km.
Lúc 20h23, điểm này xảy ra thêm một trận động đất với độ lớn 3,2
độ Richter, độ sâu chấn tiêu khoảng 8 km.
Động Đất hay Địa Chấn là một sự rung chuyển hay chuyển động lung lay của mặt
đất. Động đất thường là kết quả của sự chuyển động của các phay (geologic fault) hay những bộ phận đứt gãy trên vỏ
của Trái Đất hay các hành tinh cấu
tạo chủ yếu từ chất rắn như đất đá. Tuy rất chậm, mặt đất vẫn luôn chuyển động
và động đất xảy ra khi ứng suất cao
hơn sức chịu đựng của thể chất Trái Đất. Hầu hết mọi sự kiện động đất xảy ra
tại các đường ranh giới của các mảng kiến tạo là các phần của thạch quyển Trái
Đất (các nhà khoa học thường dùng dữ kiện về vị trí các trận động đất để tìm ra
những ranh giới này). Những trận động đất xảy ra tại ranh giới được gọi là động
đất xuyên đĩa và những trận động đất xảy ra trong một đĩa (hiếm hơn) được gọi là
động đất trong đĩa.
Động đất xảy ra hằng ngày trên Trái Đất, nhưng hầu hết không
đáng chú ý và không gây ra thiệt hại. Động đất lớn có thể gây thiệt hại trầm
trọng và gây tử vong bằng nhiều cách. Động đất có thể gây ra đất lở, đất nứt, sóng thần, nước triều giả, đê vỡ, và hỏa hoạn. Tuy nhiên, trong hầu hết các trận
động đất, sự chuyển động
của mặt đất gây ra nhiều thiệt hại nhất. Có rất nhiều trận động
đất nhỏ hơn xảy ra trước hay sau lần động đất chính; những trận này được gọi
là dư chấn. Năng lực của động đất được trải dài trong một diện
tích lớn, và trong các trận động đất lớn có thể trải hết toàn cầu. Các nhà khoa
học thường có thể định được điểm mà các sóng địa chấn được
bắt đầu. Điểm này được gọi là chấn tiêu. Hình chiếu của điểm này lên mặt
đất được gọi là chấn tâm.
Nhiều
trận động đất, đặc biệt là những trận xảy ra dưới đáy biển, có thể gây ra sóng
thần, hoặc có thể vì đáy biển bị biến dạng hay vì đất lở dưới đáy biển.
Có bốn loại sóng địa chấn được tạo ra 2 loại gọi là sóng khối và
2 loại gọi là sóng bề mặt. Sóng khối phát xuất từ chấn tiêu và lan truyền đến
bề mặt sẽ tạo ra sóng mặt. Tuy nhiên, chúng có vận tốc khác nhau và có thể ghi
nhận được theo thứ tự đi đến trạm thu như sau: sóng P, sóng S, sóng Love, và sóng Rayleigh.
Động Đất có thể đo bằng Thang Richter,
hay các thang đo khác (Thang độ lớn mô men (Mw), Thang
Rossi-Forel (viết tắt là RF), Thang Medvedev-Sponheuer-Karnik (viết
tắt là MSK), Thang Mercalli (viết
tắt là MM), Thang Shindo của
cơ quan khí tượng học Nhật Bản, Thang EMS98 tại châu Âu) .
Dưới đây
là một vài hình ảnh liên quan đến Động Đất Sơn La...
Thông tin liên tục bổ sung... Xin bấm vào hình ảnh để
nhìn rõ hơn...
4,3 độ Richter Mường La, Sơn La, 17-7-2014, 19h14'
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét