GoogleAnalytics

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

141214. Kỉ Niệm 70 Năm Quân Đội Nhân Dân Việt Nam Anh Hùng 22-12


KỈ NIỆM 70 NĂM - KÍNH CHÚC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM ANH HÙNG LIÊN TỤC PHÁT TRIỂN !


QUÂN ĐỘI TA TRUNG VỚI ĐẢNG, HIẾU VỚI DÂN, SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU HI SINH VÌ ĐỘC LẬP TỰ DO CỦA TỔ QUỐC, VÌ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI, NHIỆM VỤ NÀO CŨNG HOÀN THÀNH, KHÓ KHĂN NÀO CŨNG VƯỢT QUA, KẺ THÙ NÀO CŨNG ĐÁNH THẮNG !

Flag Counter

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

271114. Đối Tác: Cộng Hòa Belarus. Tuyên Bố Chung (Minsk, 11-2014)


ĐỐI TÁC: BELARUS

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tổng thống Lukashenko

TUYÊN BỐ CHUNG GIỮA VIỆT NAM VÀ BELARUS NHÂN CHUYẾN THĂM CNG HOÀ BELARUS CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (11-2014)

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Belarus A. Lukashenko, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Cộng hòa Belarus từ ngày 26 ÷ 27-11-2014.
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với Tổng thống Belarus A. Lukashenko; hội kiến với Thủ tướng Mikhail Myasnikovich, Chủ tịch Hội đồng Cộng hòa A. Rubinov. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng đã đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Chiến thắng, thăm Bảo tàng lịch sử Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tiếp đại diện Hội cựu chiến binh tham gia chiến đấu ở Việt Nam và Hội Hữu nghị Belarus - Việt Nam.
Trong không khí hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau, hai nhà Lãnh đạo đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, đánh giá kết quả phát triển quan hệ giữa hai nước, khẳng định sẵn sàng thúc đẩy quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Belarus và trao đổi một số vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.

Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

261114. Đối Tác: Liên Bang Nga (1950-2001). Tuyên Bố Chung (Sochi, 11-2014)


ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC: LIÊN BANG NGA

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Tổng thống Vladimir Putin

TUYÊN BỐ CHUNG VỀ TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC TOÀN DIỆN GIỮA VIỆT NAM VÀ LIÊN BANG NGA NHÂN CHUYẾN THĂM LIÊN BANG NGA CỦA TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (11-2014)

Nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 23 đến ngày 26 tháng 11 năm 2014. 
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với thành phần hẹp và mở rộng với Tổng thống Liên bang Nga V.V. Putin, hội kiến với Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga D.A. Medvedev, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga V.I. Matvienko, Quyền Chủ tịch Đu-ma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga I.I. Melnikov. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng cũng đã đặt vòng hoa tại Mộ Liệt sĩ vô danh, Lăng V.I. Lenin và Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, gặp gỡ các cựu chiến binh, chuyên gia Nga từng làm việc tại Việt Nam và đại diện Hội Hữu nghị Nga-Việt. 
Hai bên đã thông báo cho nhau về tình hình mỗi nước, đánh giá kết quả phát triển quan hệ toàn diện giữa hai nước trong thời gian sau chuyến thăm chính thức Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam của Tổng thống V.V. Putin vào ngày 12 tháng 11 năm 2013, thống nhất những biện pháp cụ thể để tiếp tục mở rộng hợp tác.

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

181114. Hội Cẩm Khê: Chúc Mừng Thầy Cô Ngày Nhà Giáo Việt Nam 2014


HỘI CẨM KHÊ: CHÚC MỪNG THẦY CÔ TẠI HÀ NỘI


Cô Phúc - Thầy Thiết thăm nhà 1 Học trò (05-11)...

Ngày 18-11-2014 (26 ChínN Giáp Ngọ), đại diện Hội Đồng Hương Cẩm Khê tại Hà Nội chúc mừng, tặng Hoa các Thầy Cô Trường C3 Cẩm Khê, là Cố vấn của Hội, hiện đang ở Hà Nội:
Thầy Hiệu trưởng đầu tiên Bùi Đình Đô (dậy Văn từ 1962)
Thầy Nguyễn Kim Doanh và Cô Hoàng Thị Tâm (dậy Văn từ 1962)
Thầy Đoàn Như Thiết và Cô Nguyễn Thị Phúc (dậy Toán từ năm 1962)
Lãnh đạo Hội tặng Hoa kính chúc Thầy Cô và Gia đình mạnh khỏe.

181114. Mừng Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20-11 !


MỪNG NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM

Flag Counter

Thứ Sáu, 14 tháng 11, 2014

141114. Hội KHCNQS. Phạm Trọng Hiền. 40 Năm Xây Dựng Và Phát Triển Viện Vật Lý Kĩ Thuật


QUÁ TRÌNH 40 NĂM XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VIỆN VẬT LÝ KĨ THUẬT

 
Phạm Trọng Hiền[1]

Để trở thành một Viện chuyên ngành trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự theo Quyết định số 810/QĐ-TM, ngày 21-5-2010 của Tổng Tham m­ưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Viện Vật lý Kĩ thuật (VLKT) đã trải qua bao thăng trầm của các đợt tách, nhập do sự vận động của thực tiễn xây dựng và tr­ưởng thành qua các dấu mốc dưới đây:
Ngày 12-10-1960, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 470/BQP thành lập Cục Nghiên cứu Kĩ thuật trực thuộc Bộ Quốc phòng, đơn vị tiền thân của Viện Kĩ thuật Quân sự (KTQS). Tuy nhiên, về tổ chức quản lí lúc này có qui định Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo về chuyên môn, quân sự; Tổng cục Hậu cần quản lí hành chính. Đến 29-7-1969,  Bộ Quốc phòng ra Quyết định số 79/QĐ-QP chuyển Cục Nghiên cứu Kĩ thuật (Tổng cục Hậu cần) thành Viện Kĩ thuật Quân sự trực thuộc Bộ Tổng Tham mưu.

141114. Hội KHNCQS. Phạm Văn Hoài. Phòng Kĩ Thuật Sensor Những Chặng Đường Gian Khó


PHÒNG KĨ THUẬT SENSOR, NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG GIAN KHÓ

Phạm Văn Hoài[1]

Ngày 18-9-1979 theo Quyết định số 1775/QL-0 do Phó Viện trưởng Viện Kĩ thuật Quân sự Nguyễn Quỳ kí, Ban Vật liệu Từ và một nửa Ban Quang Bán dẫn (gồm 10 người) thuộc Phân Viện Vật lý Kĩ thuật được điều động tạm thời về Phòng Quang Lượng tử (B24). Bốn ngày sau, ngày 22-9, Chủ nhiệm Tổng cục thuật kí quyết định số 820/QĐ-KT hợp nhất Phòng Quang Lượng tử và bộ phận cắt từ Phân Viện Vật lý Kĩ thuật thành Phân Viện nghiên cứu Vật lý Kĩ thuật (B29). Phòng nghiên cứu Quang dẫn và Vật liệu Từ chính thức được thành lập! TS Hoàng Xuân Nguyên làm Trưởng Phòng.
Với chức năng nhiệm vụ được giao ngay từ những ngày đầu hình thành các nhóm (1974): Nghiên cứu chế tạo Đầu Thu (Ban Quang Bán dẫn) và Gương Từ tính (Ban Vật liệu Từ) cho Đầu Tên lửa phỏng A72M; lại trong những ngày sôi động của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở cả phía Bắc và phía Nam, CBCNV của Phòng đã lao ngay vào công việc. Từ 10-1979 cho đến hết năm 1981, nhiệm vụ của Phòng tập trung vào hai hướng chính:
Phục vụ chiến đấu: ứng dụng Kính Nhìn đêm cho hải đảo và biên giới phía Bắc, phục vụ xây dựng Sở Chỉ huy tác chiến Quân khu 1, Quân khu 2 (que chỉ bản đồ, bản đồ từ).
Tiếp tục nghiên cứu chế tạo một số Linh kiện, Vật liệu Quang, Từ phục vụ nghiên cứu và chiến đấu (Đầu Thu PbS, CdS, Vật liệu Từ), theo Công văn số 1015/QL-0 Viện KTQS, ngày 10-8-1981.

141114. Hội KHCNQS. Trần Thức Vân. Viện Vật Lý Kĩ Thuật Hình Thành Và Phát Triển


VIỆN VẬT LÝ KĨ THUẬT HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN


Trần Thức Vân[1]

Trong thời kì đầu chiến tranh chống Mĩ, Bộ Đại học đề nghị với Bộ Quốc phòng bố trí công việc để giáo viên các trường tham gia phục vụ chiến đấu. Thủ trưởng Bộ đã giao nhiệm vụ đó cho Viện Kĩ thuật Quân sự.
Nhân dịp Bộ Tư lệnh Thông tin yêu cầu Viện Kĩ thuật Quân sự nghiên cứu một loại anten làm việc được dưới điều kiện bom đạn, Thủ trưởng Phân viện Điện tử mở một đề tài nghiên cứu về anten chôn đất. Nhiệm vụ đó được giao cho tổ anten truyền sóng do tôi phụ trách.
Đây là một nội dung nghiên cứu đòi hỏi lí thuyết cao và thực nghiệm phức tạp. Vì vậy Thủ trưởng Viện muốn chọn đề tài này để tranh thủ lực lượng Bộ Đại học phục vụ cho Quân đội. Theo sự thỏa thuận giữa Bộ Đại học và Viện, các trường Đại học Tổng hợp, Đại học Sư phạm và Đại học Bách khoa cử người tham gia thực hiện đề tài.

141114. Hội KHCNQS. Nguyễn Cẩn Ruyên. Vật Lý Ứng Dụng Trong Kĩ Thuật Hồng Ngoại


VẬT LÝ ỨNG DỤNG TRONG KĨ THUẬT HỒNG NGOẠI 

Nguyễn Cẩn Ruyện[1]
Kĩ thuật Hồng ngoại (KTHN) được dùng trong Quân sự ngay từ chiến tranh thế giới lần II. Từ những năm 60 của thế kỉ trước, rất nhiều thành tựu nghiên cứu của Vật lý, đặc biệt trong các lĩnh vực Vật lý Quang - Quang phổ, Vật lý Chất rắn đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của KTHN; Một số lĩnh vực kĩ thuật mới liên quan đến KTHN cũng xuất hiện như Opto-Electronic (Quang - Điện tử), Avionic (Thiết bị đặt trên máy bay). KTHN đã tạo ra nhiều loại vũ khí, khí tài dùng trong quân sự như: Thiết bị Phát hiện, Nhìn đêm, Ngắm bắn, Thu ảnh Nhiệt, Ảnh Khuyếch đại Ánh sáng yếu, Thiết bị quét Thu Đa phổ đặt trên Vệ tinh, Tên lửa (tự dẫn) Hồng ngoại, Bom (điều khiển bằng) Hình ảnh, Đo xa Laser, Bom (điều khiển bằng) Laser… Về mặt nguyên lí, tất cả những loại vũ khí, khí tài trên đây đều hoạt động trong khuôn khổ của một Hệ thống Hồng ngoại.

141114. Hội KHCNQS. Nguyễn Cẩn Ruyện. Những Năm Tháng Tự Hào Và Hạnh Phúc

aaaaaaaa

NHỮNG NĂM THÁNG TỰ HÀO VÀ HẠNH PHÚC


Nguyễn Cẩn Ruyện[1]
Từ giữa những năm 60, Đế quốc Mĩ tăng cường và đẩy mạnh chiến tranh, dùng không quân, hải quân đánh phá miền Bắc và phong toả cảng Hải Phòng. Thời gian này, tôi đang công tác tại Uỷ ban Khoa học Nhà nước, trong biên chế của Viện Liên hợp Nghiên cứu Khoa học Tự nhiên (tiền thân của Viện Khoa học Việt Nam sau này). Trang thiết bị nghiên cứu hầu như không có gì nhưng anh chị em trong Phòng Vật lý chúng tôi cố gắng tìm mọi cách để nghiên cứu góp phần phục vụ chiến đấu và sản xuất. Chúng tôi đã ứng dụng phương pháp Phân tích Quang phổ để đánh giá, phân loại thép và hợp kim ở Nhà máy Cơ khí Hà Nội, dùng phương pháp Huỳnh quang để phát hiện các vết nứt rất nhỏ trong các chi tiết cơ khí của ôtô ở Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo; đặc biệt, chúng tôi đã được giao nghiên cứu phương pháp chiếu sáng mặt đồng hồ chỉ thị phương vị của Pháo Cao xạ để phục vụ cho việc bắn đêm thuận tiện và an toàn. Tuy chưa đạt được kết quả mong muốn cuối cùng (hoàn chỉnh và ứng dụng) nhưng đề tài này đã tạo cho chúng tôi ý thức và phương pháp phát hiện và giải quyết những vấn đề có thể nghiên cứu phục vụ chiến đấu.

141114. Hội KHCNQS. Trần Bá Chữ. Vai Trò Của Vật Lý Kĩ Thuật Trong Hiện Đại Hóa Khí Tài Quân Sự


VAI TRÒ CỦA VẬT LÝ KĨ THUẬT TRONG CẢI TIẾN, HIỆN ĐẠI HÓA VŨ KHÍ, KHÍ TÀI QUÂN SỰ


Trần Bá Chữ[1]
Các nhà khoa học kĩ thuật đã tính rằng, muốn chế tạo vũ khí, trang bị mới cho Quân sự phải mất ít nhất là 10 năm và rất tốn kém. Biết dùng Công nghệ Vật lý để cải tiến hiện đại hóa vũ khí, khí tài, thì rút ngắn được thời gian rất nhiều và lại rẻ. Các công nghệ như Luyện kim, Cơ khí, Cơ khí chính xác hầu như đã hoàn hảo, vì có lịch sử phát triển nhiều thế kỉ, hiện nay phát triển chậm, so với nhiều ngành khoa học non trẻ khác như Điện tử, Tin học. Các vũ khí như súng, pháo... chế tạo theo công nghệ truyền thống, cho đến nay đều không có gì thay đổi lớn, nhưng nếu ta đưa Vật lý Kĩ thuật vào để “tinh khôn hóa”, làm tăng độ chính xác, độ vươn xa, hoặc có điều khiển dẫn đường cũng như tự dẫn đường, thì chất lượng loại vũ khí đó được nâng lên ở trình độ cao hơn hẳn. Ngoài ra, việc phòng chống vũ khí của đối phương bằng thiết bị máy móc hiện đại, dựa trên nguyên lí Vật lý cũng là vấn đề cấp thiết hiện nay trong chiến lược phòng thủ, bảo vệ Tổ quốc.

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

131114. Hội KHCNQS. Thái Quang Sa. Suy Nghĩ Về 3 Giải Thưởng Hồ Chí Minh


VÀI SUY NGHĨ VỀ 3 GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỢT 1 CỦA VIỆN TA


Thái Quang Sa[1]
Tôi nghỉ làm việc Nhà nước đã 25 năm, thực chất là nghỉ phục vụ Quân đội vì tôi nghỉ hưu từ Quân đội sau khi đã ở trong Quân đội từ năm 1950 đến năm 1988 (cộng với 2 năm chờ hưu, về hưu năm 1990, thế là vừa tròn 40 năm quân ngũ). Tôi công tác ở Viện được 16 năm, từ năm 1963 đến tháng 9-1979, khi thành lập nhà máy Z181 - Bán Dẫn Việt Nam. Những năm tháng ở Viện KHCNQS là mở đầu và gần như cả cuộc đời KHKT của tôi, nên thời gian ở Viện để lại trong tôi nhiều dấu ấn sâu đậm.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ là một thử thách lớn của Viện: Viện có làm được gì để góp phần đánh lại một kẻ địch hùng hậu về mọi mặt và đã thi thố mọi sức mạnh sáng tạo mới nhất về vũ khí trang bị thời đại đó để đưa nước ta vào cuộc thử lửa khắc nghiệt, mà về KHKT, Viện là người lính xung kích đứng mũi chịu sào bên cạnh các quân binh chủng mới hiện đại của Quân đội ta.

131114. Hội KHCNQS. Thái Quang Sa. Chuyển Đổi Từ Phân Viện Vật Lý Kĩ Thuật Sang Nhà Máy Z181


CHUYỂN ĐỔI TỪ PHÂN VIỆN VẬT LÝ KĨ THUẬT SANG NHÀ MÁY Z181


Thái Quang Sa[1]
Nhà máy Z181 của chúng ta được thành lập ngày 15-9-1979, theo QĐ số 329/CP của Hội đồng Chính phủ, do Phó Thủ tướng  Lê Thanh Nghị kí. Về tổ chức, nhiệm vụ, phương thức hoạt động, trong QĐ có ghi:
Điều 1. Thành lập Xí nghiệp Điện tử trực thuộc Tổng cục Kĩ thuật Bộ Quốc phòng, gồm V76, B9, B10, để chuyên  trách sản xuất các linh kiện tích cực (bóng bán dẫn, điốt...).
Điều 2. Xí nghiệp Điện tử là một đơn vị tham gia tromg Liên hiệp các Xí nghiệp Điện tử của Nhà nước, có nhiệm vụ thực hiện kế hoạch Nhà nước và xây dựng ngành Công nghiệp Điện tử theo phương hướng thống nhất của LHCXNĐT trên các lĩnh vực qui hoạch, kế hoạch, kĩ thuật và hợp tác quốc tế...
Các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghiên cứu thí nghiệm của XNĐT theo chế độ hạch toán kinh tế và do TCKT thuộc Bộ Quốc phòng trực tiếp quản lí.

131114. Hội KHCNQS. Thái Quang Sa. 30 Năm Nhà Máy Z181


30 NĂM NHÀ MÁY Z181 - NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG



Thái Quang Sa[1]

Tiền thân của Nhà máy Z181 là Phòng Vật lý Kĩ thuật (VLKT, tháng 10-1973) và Phân viện Vật lí Kĩ thuật (tháng 10-1976), thuộc Viện Kĩ thuật Quân sự, Bộ Quốc phòng (KTQS, Bộ QP).
Phòng VLKT được tách từ Phòng Điện tử Viện KTQS để tập trung nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Vật lý trong phạm vi kĩ thuật quân sự như: quang dẫn, áp điện, từ tính, laser và vi điện tử. Năm 1974, Nhà nước đã đầu tư cho Phòng VLKT xây dựng một phòng thí nghiệm bán dẫn, mang kí hiệu V74. Trên cơ sở vật chất đó, Phòng VLKT đã tập hợp được đội ngũ đông đảo các cán bộ khoa học kĩ thuật KHKT ưu tú được đào tạo cơ bản ở trong và ngoài nước. Qua từng bước nghiên cứu, đến 25-11-1976, tại đây đã chế tạo thành công “Chip” Tranzito BFY 33-34 đầu tiên trong nước. Hội đồng Đánh giá cấp nhà nước đã công nhận những Tranzito này đạt chất lượng và kiến nghị đưa vào sản xuất để phục vụ ngành công nghiệp điện tử CNĐT trong nước.

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

281014. Đối Tác: Ấn Độ (1972-2003-2007). Tuyên Bố Chung (New Delhi 281014)


ĐỐI TÁC CHIẾN LƯỢC: ẤN ĐỘ


TUYÊN BỐ CHUNG
VỀ HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ẤN ĐỘ NHÂN CHUYẾN THĂM ẤN ĐỘ  CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG (28-10-2014)
1. Nhận lời mời của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Phu nhân đã thăm chính thức nước Cộng hòa Ấn Độ từ ngày 27 đến 28 tháng 10 năm 2014.
2. Trong thời gian chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự lễ đón chính thức tại Phủ Tổng thống (Rashtrapati Bhavan) và đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm Mahatma Gandhi tại Khu tưởng niệm Raj Ghat; gặp riêng và hội đàm với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và dự Quốc yến của Thủ tướng Modi; hội kiến Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee, gặp Phó Tổng thống - Chủ tịch Thượng viện Shri Hamid Ansari, tiếp Chủ tịch Hạ viện Smt. Sumitra Mahajan và Bộ trưởng Ngoại giao Bà Sushma Swaraj. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm thành phố Bodh Gaya; tiếp Thủ hiến Bang Bihar Shri Jitan Ram Manjhi. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ đã được tổ chức với sự tham dự đông đảo của các doanh nhân hàng đầu hai nước.

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

211014. Viện ƯDCN: 30 Năm. 7 (181014). Truyền Thông Đưa Tin...


KỈ NIỆM 30 NĂM VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ (7)


Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (tên đối ngoại là National Center for Technological Progress - NACENTECH) thành lập theo Nghị định số 135/HĐBT, ngày 16-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng…
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ - nay là Viện Ứng dụng Công nghệ - trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) theo Nghị định số 54/2003/NĐ-CP, ngày 19-5-2003 của Chính phủ…
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, với quan điểm đổi mới toàn diện, Viện Ứng dụng Công nghệ đã từng bước vượt qua nhiều khó khăn, đạt được nhiều thành tích trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, thiết thực góp phần phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh…
Kỉ niệm ngày thành lập, Viện được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 
Huân chương Lao động hạng 3 (Quyết định số 592/2004/QĐ-CTN, ngày 30-8-2004), 
Huân chương Lao động hạng 2 (Quyết định số 1427/2009/QĐ-CTN, ngày 02-10-2009), 
Huân chương Lao động hạng nhất (Quyết định số 867/QĐ-CTN, ngày 22-4-2014) 
và nhiều phần thưởng cao quí khác…
Tại Lễ Kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Viện (ngày 18-10-2014), hơn 200 đại biểu gặp gỡ, chúc mừng những thành tích lao động khoa học và công nghệ của tập thể và cá nhân… hướng tới tương lai…

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

201014. Quốc Hội Khóa 13: Khai Mạc Kì Họp 8 Tại Nhà Quốc Hội Mới (20-10-2014)


KHAI MẠC KÌ HỌP 8 TẠI NHÀ QUỐC HỘI MỚI


Sáng 20/10, Kì họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội (Hội trường Ba Đình mới) Thủ đô Hà Nội. Phiên khai mạc được truyền hình, truyền thanh trực tiếp để đông đảo cử tri và nhân dân cả nước theo dõi.
Trước khi diễn ra kì họp, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Đại biểu Quốc hội đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vòng hoa của Đoàn mang dòng chữ "Đời đời nhớ ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại".
Dự phiên khai mạc có Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; nguyên Tổng Bí thư: Lê Khả Phiêu, Nông Ðức Mạnh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Chủ tịch nước Trần Ðức Lương; Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân; nhiều vị khách mời, các bậc lão thành cách mạng, các vị đại biểu Quốc hội, đại diện Đoàn ngoại giao và các tổ chức quốc tế tại Hà Nội.

201014. Mừng Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10


MỪNG NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM 20-10


Chúc Hơn Một Nửa Thế Giới 
Sức Khỏe - Tiến Bộ - Hạnh Phúc !

Flag Counter

Thứ Bảy, 18 tháng 10, 2014

181014. Viện ƯDCN: 30 Năm. 3 (181014). Văn Nghệ


KỈ NIỆM 30 NĂM VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ (3)




Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (tên đối ngoại là National Center for Technological Progress - NACENTECH) thành lập theo Nghị định số 135/HĐBT, ngày 16-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng…
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ - nay là Viện Ứng dụng Công nghệ - trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) theo Nghị định số 54/2003/NĐ-CP, ngày 19-5-2003 của Chính phủ…
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, với quan điểm đổi mới toàn diện, Viện Ứng dụng Công nghệ đã từng bước vượt qua nhiều khó khăn, đạt được nhiều thành tích trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, thiết thực góp phần phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh…
Kỉ niệm ngày thành lập, Viện được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 
Huân chương Lao động hạng 3 (Quyết định số 592/2004/QĐ-CTN, ngày 30-8-2004), 
Huân chương Lao động hạng 2 (Quyết định số 1427/2009/QĐ-CTN, ngày 02-10-2009), 
Huân chương Lao động hạng nhất (Quyết định số 867/QĐ-CTN, ngày 22-4-2014) 
và nhiều phần thưởng cao quí khác…
Tại Lễ Kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Viện (ngày 18-10-2014), hơn 200 đại biểu gặp gỡ, chúc mừng những thành tích lao động khoa học và công nghệ của tập thể và cá nhân… hướng tới tương lai…
Dưới đây là một vài hình ảnh tại buổi Gặp Gỡ…
Thông tin liên tục bổ sung. Xin bấm vào hình ảnh để nhìn rõ hơn…

181014. Viện ƯDCN: 30 Năm. 6 (181014). Khuôn Mặt Thân Quen


KỈ NIỆM 30 NĂM VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ (6)


Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (tên đối ngoại là National Center for Technological Progress - NACENTECH) thành lập theo Nghị định số 135/HĐBT, ngày 16-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng…
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ - nay là Viện Ứng dụng Công nghệ - trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) theo Nghị định số 54/2003/NĐ-CP, ngày 19-5-2003 của Chính phủ…
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, với quan điểm đổi mới toàn diện, Viện Ứng dụng Công nghệ đã từng bước vượt qua nhiều khó khăn, đạt được nhiều thành tích trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, thiết thực góp phần phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh…
Kỉ niệm ngày thành lập, Viện được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 
Huân chương Lao động hạng 3 (Quyết định số 592/2004/QĐ-CTN, ngày 30-8-2004), 
Huân chương Lao động hạng 2 (Quyết định số 1427/2009/QĐ-CTN, ngày 02-10-2009), 
Huân chương Lao động hạng nhất (Quyết định số 867/QĐ-CTN, ngày 22-4-2014
và nhiều phần thưởng cao quí khác…
Tại Lễ Kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Viện (ngày 18-10-2014), hơn 200 đại biểu gặp gỡ, chúc mừng những thành tích lao động khoa học và công nghệ của tập thể và cá nhân… hướng tới tương lai…
Dưới đây là một vài hình ảnh tại buổi Gặp Gỡ…

181014. Viện ƯDCN: 30 Năm. 5 (181014). Ăn Trưa Vui Vẻ


KỈ NIỆM 30 NĂM VIỆN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ (5)



Viện Nghiên cứu Công nghệ Quốc gia (tên đối ngoại là National Center for Technological Progress - NACENTECH) thành lập theo Nghị định số 135/HĐBT, ngày 16-10-1984 của Hội đồng Bộ trưởng…
Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ - nay là Viện Ứng dụng Công nghệ - trực thuộc Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) theo Nghị định số 54/2003/NĐ-CP, ngày 19-5-2003 của Chính phủ…
Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, với quan điểm đổi mới toàn diện, Viện Ứng dụng Công nghệ đã từng bước vượt qua nhiều khó khăn, đạt được nhiều thành tích trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, thiết thực góp phần phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh…
Kỉ niệm ngày thành lập, Viện được Đảng và Nhà nước tặng thưởng 
Huân chương Lao động hạng 3 (Quyết định số 592/2004/QĐ-CTN, ngày 30-8-2004), 
Huân chương Lao động hạng 2 (Quyết định số 1427/2009/QĐ-CTN, ngày 02-10-2009), 
Huân chương Lao động hạng nhất (2014) 
và nhiều phần thưởng cao quí khác…
Tại Lễ Kỉ niệm 30 năm ngày thành lập Viện (ngày 18-10-2014), hơn 200 đại biểu gặp gỡ, chúc mừng những thành tích lao động khoa học và công nghệ của tập thể và cá nhân… hướng tới tương lai…
Dưới đây là một vài hình ảnh tại buổi Gặp Gỡ…