BẠN ĐỌC VIẾT: TRỊNH ĐÌNH CHỈ
VỀ TINH THẦN YÊU NƯỚC VÀ VIỆC DẬY DỖ CON CÁI
1. Cha mẹ sinh con và việc
dậy dỗ con, từng lúc con cái lớn, là đặc tính thiên nhiên loài người và lẽ tự
nhiên của xã hội. Từ thành người, đặc tính mang vừa lí do sinh tồn, vừa nhu cầu
tình cảm, muốn con bằng mình, được như mình. Ngoài ra, có khi tranh ảnh hưởng
kiến thức về sự...
sống, cá thể muốn giành vị trí trong xã hội. Dậy dỗ con khi ấy tùy thuộc từng bậc cha mẹ, từng hoàn cảnh sinh sống để giữ vị trí bậc cha mẹ đã chiếm lĩnh được. Rồi theo qui luật phát triển, yếu tố văn minh nẩy sinh dần, tính chất xã hội hóa được thừa nhận, việc dậy dỗ do học nhau, lấy làm điều kiện đồng đều vì ý thức tiến bộ chung loài người mà có. Ngoài ra, xã hội loài người còn chịu nằm trong phạm trù triết học, xuất hiện tôn giáo, kinh và sự thờ cúng tranh thủ các yếu tố thuận lợi trong phạm trù này để có các tiến bộ nhảy vọt cũng như ngẫu hợp thành bước tiến ổn định. Hiểu biết từ đấy về sau, theo lối sống suy tôn truyền liên tiếp thế hệ này, kỉ nguyên này sang thế hệ khác, kỉ nguyên khác. Đấy là nguyên nhân sự tiến triển có chọn lọc, thúc dục tiến bộ, không cho thụt lùi vào sự lạc hậu tối tăm trí tuệ, lấy nguyện vọng vươn lên chiếm lĩnh trình độ và tình trạng xã hội. Đương nhiên phạm trù triết học, ở nó cũng có bước tiến, trong một góc của tiến bộ chung xã hội, hoặc thế hệ hoặc trong từng kỉ nguyên. Ưu việt của hiểu biết, thường xem là đối với đương thời và luôn lấy ước mơ dẫn dắt. Vì thế, dậy dỗ con cái, cha mẹ chọn lặp từ ở chính đời mình mà không lấy nội dung mơ ước huyền thoại trao vào trí tuệ cho con cái lập nghiệp. Khi tinh thần có lòng yêu nước, có chí lớn quốc gia, trong xã hội cũng theo cung cách thực tế thế.
sống, cá thể muốn giành vị trí trong xã hội. Dậy dỗ con khi ấy tùy thuộc từng bậc cha mẹ, từng hoàn cảnh sinh sống để giữ vị trí bậc cha mẹ đã chiếm lĩnh được. Rồi theo qui luật phát triển, yếu tố văn minh nẩy sinh dần, tính chất xã hội hóa được thừa nhận, việc dậy dỗ do học nhau, lấy làm điều kiện đồng đều vì ý thức tiến bộ chung loài người mà có. Ngoài ra, xã hội loài người còn chịu nằm trong phạm trù triết học, xuất hiện tôn giáo, kinh và sự thờ cúng tranh thủ các yếu tố thuận lợi trong phạm trù này để có các tiến bộ nhảy vọt cũng như ngẫu hợp thành bước tiến ổn định. Hiểu biết từ đấy về sau, theo lối sống suy tôn truyền liên tiếp thế hệ này, kỉ nguyên này sang thế hệ khác, kỉ nguyên khác. Đấy là nguyên nhân sự tiến triển có chọn lọc, thúc dục tiến bộ, không cho thụt lùi vào sự lạc hậu tối tăm trí tuệ, lấy nguyện vọng vươn lên chiếm lĩnh trình độ và tình trạng xã hội. Đương nhiên phạm trù triết học, ở nó cũng có bước tiến, trong một góc của tiến bộ chung xã hội, hoặc thế hệ hoặc trong từng kỉ nguyên. Ưu việt của hiểu biết, thường xem là đối với đương thời và luôn lấy ước mơ dẫn dắt. Vì thế, dậy dỗ con cái, cha mẹ chọn lặp từ ở chính đời mình mà không lấy nội dung mơ ước huyền thoại trao vào trí tuệ cho con cái lập nghiệp. Khi tinh thần có lòng yêu nước, có chí lớn quốc gia, trong xã hội cũng theo cung cách thực tế thế.
2. Điểm qua lịch sử đã ghi
nhận, các chế độ xã hội của loài người, từ nền văn hóa phong kiến trở đi, sự dậy
dỗ thế hệ trước vào thế hệ sau đều đã được hình thành ổn định gồm ba cơ cấu dậy
dỗ. Ba cơ cấu được chấp nhận như tiến triển ngẫu nhiên của xã hội hình thành
loài người trên hành tinh, có sự phân ranh giới tổ quốc, có phân định quốc gia
và nền nếp phạm vi phân chia cũng như nền nếp phạm vi quốc tế, thế giới. Từ đấy
qui luật này đòi hỏi có sự học đòi nhau để xem dậy và học như quyền lợi bình đẳng,
áp dụng vì lẽ phải, có tổ chức phục vụ mặc dù cho qua chênh lệch giữa cá thể do
tính tích cực khác biệt nhau. Nội dung dậy dỗ là những chiếc chìa khóa để con
người tập thành người, biết các hoạt động cần có ở con người theo sự hình thành
chức năng cơ thể và tri giác ngũ quan, từ đó mà có trí tuệ lãnh đạo, trí tuệ bị
lãnh đạo, đúng đắn như hoạt động khoa học, chỉ có ở riêng loài người. Khi hoạt
động nào đã có, đã tiến bộ thì được lưu giữ bảo quản và phát triển như tài sản
quí giá chung loài người. Và đấy cũng là những chìa khóa để thế hệ này trao lại
thế hệ tiếp nối, tồn tại được việc dậy dỗ. Bia lăng mộ là di tích lưu giữ xa
xưa. Thư viện sách là thuộc quá khứ gần. Ngày nay, có điện tử làm vật chất, có
số hóa... với vùng xuôi... mà giữ tất cả hay bỏ đi tất cả... với chìa khóa khác
biệt hẳn.
Lịch sử chế độ xã hội
loài người cũng là lịch sử của quyền lực thống trị xã hội. Một trong ba cơ cấu
dậy dỗ là cơ cấu thuộc hệ thống quyền lực có từ quyền lực thống trị hình thành.
Hệ thống quyền lực tiến bộ văn minh đến đâu, cơ cấu dậy dỗ của nó cũng có bước
tiến hóa theo đến đấy. Chính là hệ thống trường học thuộc hệ giáo dục từ mầm
non đến cao học, thấy hiện nay ở bất kì quốc gia nào.
Cơ cấu dậy dỗ thứ hai ẩn
trong đời sống xã hội, bảo mật hoặc công khai, gắn vớí cuộc sống của hoạt động
thông tin là một góc hoạt động con người thiên nhiên khi nằm trong cuộc sống.
Cơ cấu này là trọng tài đánh dấu các bước tiến bộ trong sự tiến hóa xã hội loài
người. Nó tự chọn đường phát triển và cũng là nhân tố đào thải các đặc điểm phản
tiến bộ trong xã hội con người. Với mỗi thành viên xã hội, nhỏ nhất là cá nhân
cho đến tập hợp thành viên khi có đoàn thể, có tổ chức, mỗi con người tiếp nhận
sự lĩnh hội kiến thức do cơ cấu dậy dỗ xã hội cung cấp với tinh thần tích cực
hay không để đòi hỏi sự tiến bộ của cá nhân mình. Thông qua thành đạt của cơ cấu
dậy dỗ xã hội giữa người dân và chế độ, có liên hệ mật thiết chọn lựa chế độ tốt
và phấn đấu hình thành chế độ tốt đẹp làm tươi sáng xã hội chung loài người. Sự
tiêu cực của người dân cũng hình thành khi cơ cấu dậy dỗ xã hội này không còn
khả năng chứng tỏ và hấp dẫn người dân xã hội. Cơ cấu giáo dục xã hội khi ấy bộc lộ quan điểm cực
đoan về lối sống dân chủ thúc đẩy sự đi xuống để chờ hình thái cách mạng lật đổ
nó, lấy lại nhu cầu xã hội cần thiết. Cách mạng không xẩy ra khi cơ cấu giáo dục
xã hội luôn là hình thái tiến bộ phát triển của xã hội người. Cách mạng nào
cũng có tổn thất nhất định về xã hội và tổn thiệt đến cá nhân vì thế cách mạng
là sự kiện chỉ xảy ra khi thật cấp thiết đòi hỏi đối với xã hội. Cơ cấu giáo dục
cách mạng được thiết lập cho cách mạng xã hội và quản lí xã hội sau cách mạng với
ý chí toàn dân, điều hành bởi toàn dân hay chỉ bởi tổ chức cách mạng tác động
vào xã hội.
Cơ cấu dậy dỗ thứ ba thuộc
về quan hệ cha mẹ với con cái sinh ra và cũng từ đấy có quan hệ họ hàng gần, xa
thuộc tộc họ. Cơ cấu này đi từ dậy dỗ thô sơ đến các hiểu biết cao, thiết yếu đến
sự nghiệp mỗi người trong hoạt động xã hội. Cơ cấu thuộc quan hệ mẹ cha và con
cái duy trì từ tình cảm thiên nhiên, giống loài nào cũng có và cải cách riêng
cho loài người theo nhu cầu đối với hai cơ cấu về xã hội nói trên. Mối tương
quan này cực kì tác dụng, nhằm cải tạo và thúc đẩy tiến bộ xã hội với hai cơ cấu
trên như quyền lợi đòi hỏi với lịch sử phát triển tiến hóa xã hội, có khi quyết
định tồn vong tổ quốc. Đặc điểm cơ cấu thứ ba này sinh ra tính dân tộc, tính
giai cấp trong xã hội loài người khắp hành tinh. Mặt văn hóa, cơ cấu này đánh
giá nền văn minh xã hội ở từng quốc gia, dân tộc khác nhau trên thế giới.
Ba cơ cấu dậy dỗ hình
thành trong xã hội loài người và nhân loại thế giới có quá trình lịch sử luôn
kèm với quá trình tiến hóa xã hội, tiến lên và không quay ngược chiều tiến hóa.
Trong cơ cấu, phần dậy dỗ là phần chủ động. Phần học và tập luyện là phần thụ động
dưới trách nhiệm về nội dung và trách nhiệm về sự tốt đẹp, lành mạnh, tiến bộ của
phần chủ động bảo đảm qui luật tồn tại, hiệu quả vô hại với nòi giống mình ở lớp
tiếp nối và thuộc xã hội con người, dân tộc mình, quốc gia mình.
Khi thực hành lịch sử
phát triển nhân loại và lịch sử chế độ xã hội, con người luôn được nhắc nhớ các
nguyên nhân ảnh hưởng từ ba cơ cấu dậy dỗ này thuộc từng giai đoạn xã hội, để
nói lên mối liên quan hiện thực từ nền văn hóa với chế độ các mặt như chấp
chính, kinh tế, chiến tranh, cách mạng. Đồng thời, dậy dỗ và học cũng là sự tiếp
diễn các triết học, duy trì vai trò triết học từ thời này, kỉ nguyên này sang
thời nối tiếp, kỉ nguyên nối tiếp, đánh giá vai trò trách nhiệm các triết học với
xã hội loài người.
Dậy dỗ thuộc cơ cấu gia
đình chỉ vì vai trò lợi ích bản thân, cha mẹ vì lợi ích con cái và chỉ có hiệu ứng
toàn cục khi con cái hòa trong xã hội, vì thế cơ cấu này lấy tình cảm làm sức thuyết
phục và dựa vào sự tự nguyện tự giác của con người. Cơ cấu gia đình không có khả
năng thay thế hai cơ cấu dậy dỗ ở xã hội.
3. Thực hành ba cơ cấu dậy
dỗ của loài người, cần phải tưởng lại công lao bái vọng ở đây, từ chỗ dậy con
bú mớm cho đến đi đứng và làm lụng của cha mẹ trong cơ cấu gia đình lấy tình cảm
làm động cơ thực hành khắc phục mọi khó khăn trở ngại cho đến khi trao lại con
mình vào hai cơ cấu thuộc xã hội. Suốt ba hệ thống cơ cấu đều lấy điều kiện cơ
bản như sau:
- Quyền lực. Đây là yếu tố vận dụng nghị lực bản
thân con người buộc chấp nhận sự dậy dỗ là nhu cầu, chống lại cá tính thấp kém
do bản năng tiêu cực đưa lại. Điều kiện này yêu cầu với cơ cấu thứ nhất.
- Hiểu biết để đem dậy. Đây là mục đích của việc
dậy dỗ ở cơ cấu thứ hai. Nội dung hiểu biết đi từ thành công này sang thành
công khác, đánh dấu trình độ phát triển trí tuệ, trí lực con người mà có tổng
thể là trí tuệ thời kì, thời đại, trí tuệ kỉ nguyên xã hội nhân loại.
- Nghĩa tình nhân loại, kể từ tình phụ mẫu cho đến
đạo làm con trong quan hệ tự nhiên. Điều này vốn ở mọi động vật được sinh ra mà
loài người là một. Vạn vật đều chứa đựng mâu thuẫn, trong điều kiện sử sách từng
ghi nhận, nghĩa tình nhân loại cũng có sự đánh phá và tái dựng để tiến hóa mà sự
dậy dỗ theo nghĩa tình không chủ định. Các cuộc chiến tranh giữa loài người là
dấu ấn nói về nghĩa tình nhân loại trong dậy dỗ và học.
Ba điều kiện trên là một
trong nội dung nhiệm vụ công việc với đời và lương tri trách nhiệm khiến mọi
người đều có nội dung hoạt động dậy dỗ trong cuộc sống xã hội. Khi tổ chức lãnh
đạo viết nên khẩu hiệu với mọi người là: học! thì cũng viết ra với bất kì ai là
dậy dỗ, lấy ba điều kiện trên làm đóng góp không cạn công sức thời gian sống với
đời của xã hội: - quyền lực là điều kiện của cơ cấu do chính quyền
như điều kiện trong việc hành chính xã hội; - hiểu
biết là điều kiện được giám sát bởi quyền lực, phơi bầy sự hơn kém nhau ở từng
chế độ chính trị và tổ chức xã hội. Duy chỉ còn điều kiện tình cảm là nói lên
trình độ đạo đức truyền thống từng xã hội với dân tộc trong xã hội ấy. Đánh giá
chung khi xem xét về đạo đức truyền thống. Đánh giá riêng tùy thuộc giáo dục từng
gia đinh. Dậy dỗ có tính tự hào mà không có nghĩa đại diện cho một cơ chế quốc
gia.
4. Bàn luận khái niệm dậy tức
là nói, học là nhiệm vụ phải tự nguyện tự giác làm. Một tiêu chí ai cũng quan
tâm về tự nguyện tự giác là làm sao tin rằng nội dung học là đúng là tốt và là
nhất thiết cần vì lợi ích ở người tiếp thu và vì nguyện vọng ở người dậy dỗ. Thực
tế đối xứng về hai phía chính là triết học về mặt học và dậy trong xã hội hiện
đại, tiến bộ nhất hiện nay trong xã hội người.
Ở cơ cấu tình cảm, việc
dậy giữa cha mẹ và con cái là đúng nghĩa tình. Xã hội xem quan hệ tốt ở cơ cấu
dậy và học này như mẫu mực, cha mẹ nào cũng ao ước, con cái nào được hưởng cũng
thấy như đặc ân của cha mẹ với mình.
Ở cơ cấu quyền lực, đúng
được xác nhận bằng uy tín cao của chính quyền với nền giáo dục nhà nước thiết kế
và tiến hành liên tục đời này sang đời kia.
Ở cơ cấu xã hội, đúng của
dậy và học được pháp chế thừa nhận qua phương tiện thông tin xã hội. Đã có những
mẫu cả thế giới ngạc nhiên vì các công dân không còn thời gian trống vô nghĩa,
do thái độ hiếu học, thực hành tự học. Từ ngồi tầu xe cho chí khi chờ đợi, họ
xem, đọc, nghe phương tiện truyền thông như thái độ bổ ích vô giá xã hội giúp
mình tự học cho mình. Khi nếp ấy không tồn tại, tức là xã hội xuất hiện thái độ
đòi xem lại sai sót gì trong việc dậy lớp mới lớn lên thuộc xã hội mình.
Đương nhiên, dù theo cơ
cấu nào, cũng cần khái niệm ra pháp chế đối với học và dậy, nhằm thống nhất
khái niệm và soạn thành bài giảng lớn cho xã hội tương ứng từng thời cuộc.
TRỊNH
ĐÌNH CHỈ (6-2013)