GoogleAnalytics

Thứ Hai, 8 tháng 7, 2013

080713. Hướng Tương Lai: An Ninh Lương Thực


HƯỚNG TƯƠNG LAI: AN NINH LƯƠNG THỰC



An ninh lương thực là tình trạng khi tất cả mọi người lúc nào cũng tiếp cận được về mặt vật lý, xã hội và kinh tế đối với nguồn lương thực đầy đủ, an toàn và bảo đảm dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu bữa ăn và sở thích đối với thức ăn nhằm một cuộc sống năng động và khoẻ mạnh...
Ba biến số riêng biệt ảnh hưởng đến an ninh lương thực: sẵn có, tiếp cận được, sử dụng - được định nghĩa trên thực tế như sau:
Sẵn có lương thực bảo đảm có đủ khối lượng lương thực ở một mức độ chất lượng phù hợp từ các nguồn sản xuất hoặc đầu vào khác ở trong nước.
Tiếp cận lương thực liên quan đến khả năng của các cá nhân tiếp cận được với nguồn tài nguyên và các tài sản sở hữu khác để có được một lượng lương thực thích hợp với chế độ ăn uống dinh dưỡng. Tài sản sở hữu là một loạt hàng hoá mà một người có thể thiết lập được quyền kiểm soát đối với chúng trong bối cảnh luật pháp, chính trị, kinh tế và xã hội của cộng đồng nơi người đó đang sinh sống (bao gồm cả các quyền truyền thống như sử dụng các nguồn tài nguyên chung). Ở cấp độ quốc gia, tiếp cận đối với lương thực được tính dựa trên mức giá của lương thực nhập khẩu và tỉ lệ nguồn chi cho lương thực nhập khẩu so với nguồn thu được từ xuất khẩu lương thực.
Ổn định lương thực hàm ý một dân tộc hoặc một hộ gia đình hoặc một cá nhân lúc nào cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp. Những người này không gặp phải rủi ro không tiếp cận được với lương thực do các cú sốc bất thường (như khủng hoảng khí hậu hoặc kinh tế) hoặc các hiện tượng chu kì (như mất an ninh lương thực theo mùa). Bên cạnh các cuộc tranh cãi về khả năng của môi trường có thể bảo đảm được nhu cầu lương thực toàn cầu thì cũng có các yếu tố mới tác động đến độ ổn định của nguồn cung lương thực, bao gồm: - thay đổi khí hậu và các biến động hàng năm và các tác động không thuận đối với ổn định sản lượng và tăng khả năng mất an ninh lương thực - tình trạng suy thoái ở mức độ báo động về môi trường cũng như là tính tự túc của hệ thống sinh thái và nông-sinh thái toàn cầu - tác động của cải cách thương mại đối với giá cả và sản lượng (có thể do thay đổi mùa vụ), đặc biệt là tác động tiêu cực đến an ninh lương thực ở nông thôn nếu như điều này làm giảm giá cả thực tế theo hướng bất lợi cho nông dân trong nước.
Tiêu dùng lương thực thông qua các chế độ ăn uống hợp lí, nước sạch, bảo đảm vệ sinh và y tế để cung cấp dinh dưỡng khi tất cả các nhu cầu tâm sinh lí được đáp ứng. Điều này khiến cho các yếu tố phi lương thực cũng có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực.
Mặc dù trong nhiều năm an ninh lương thực được xem là vấn đề của một số nước đang phát triển song gần đây nó đã trở thành mối quan tâm toàn cầu. Thay đổi khí hậu nhanh chóng, nguy cơ khủng hoảng nguồn nước và nhu cầu ngày càng lớn đối với nguồn thịt gia súc, gia cầm và năng lượng sinh học đang tạo ra những bất ổn mới đối với bảo đảm nguồn lương thực cho nền kinh tế toàn cầu…



Flag Counter