PHÁP LUẬT: HIẾN PHÁP VIỆT NAM 2013
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I. CHẾ ĐỘ CHÍNH TRỊ
CHƯƠNG II. QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN
CHƯƠNG III. KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA, GIÁO DỤC, KHOA HỌC, CÔNG NGHỆ VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG IV. BẢO VỆ TỔ QUỐC
CHƯƠNG V. QUỐC HỘI
CHƯƠNG VI. CHỦ TỊCH NƯỚC
CHƯƠNG VII. CHÍNH PHỦ
CHƯƠNG VIII. TÒA ÁN NHÂN DÂN, VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
CHƯƠNG IX. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
CHƯƠNG X. HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA, KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG
XI. HIỆU LỰC CỦA HIẾN PHÁP VÀ VIỆC SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP
Điều
119
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, có hiệu lực pháp lí cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lí.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ,
Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn
thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.
Điều
120
1. Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít
nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa
đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có
ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số
lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội
quyết định theo đề nghị của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân
dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại
biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội
quyết định.
5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc
hội quyết định.
Hiến pháp này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam khóa XIII, kì họp thứ 6, thông qua ngày 28 tháng 11 năm
2013.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét