GoogleAnalytics

Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013

150613. Bí Ẩn: Giác Quan Thứ 6


GIÁC QUAN THỨ 6

[Internet] - Năm giác quan nhìn, nghe, nếm, sờ, và ngửi giúp chúng ta khám phá thế giới vật chất của chúng ta. Còn có giác quan thứ 6 (linh cảm, linh tính, trực giác…), một khả năng cảm nhận nội tại còn được gọi là trực giác. Từ “trực giác” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh “intueri”, có... nghĩa là “nhìn vào bên trong”. Trực giác là khả năng nhận biết và hiểu được mà không cần phải dùng sự suy luận hay phân tích lô-gíc, và tất cả mọi người đều có nó ở các mức độ nhạy bén khác nhau.

Trực giác còn được gọi một cách phổ biến là “linh cảm” hay “trực cảm” (gut feeling), một sự hiểu biết nội tại về một điều gì đó hay một tình huống nào đó mà không cần có sẵn kiến thức về nó. 

Theo Cuộc điều tra của PRWeek/Burson-Marsteller CEO năm 2006, 62% các tổng giám đốc (CEO) thường ra các quyết định kinh doanh dựa trên trực giác của mình thay vì dựa vào việc phân tích dữ kiện.

Một nghiên cứu năm 2007 được đăng trên tạp chí Current Biology (Sinh học hiện nay) cũng phát hiện ra rằng những người tham gia, không có thời gian để nhìn mà phải dựa vào trực giác, nhặt ra một hình tượng khác lạ trong số hơn 650 hình tượng giống hệt nhau một cách chính xác hơn so với khi có 1,5 giây để nhìn các hình tượng.

Triết gia Trung Quốc thời cổ Lão Tử đã từng nói rằng, “Sức mạnh của việc hiểu biết theo trực giác sẽ bảo vệ chư vị khỏi bị hại cho đến cuối đời.”  Albert Einstein cũng đã từng nói, “Thứ duy nhất có giá trị thực sự là trực giác.”

Thế nhưng trực giác đến từ đâu? Các nghiên cứu về bộ não người lưu ý đến tuyến quả thông như là một câu trả lời khả dĩ cho bí ẩn này. René Descartes (1596-1650), cha đẻ của triết học hiện đại, đã gọi tuyến quả thông là “chỗ ngồi của tâm hồn”. Tư tưởng phương Đông cổ xưa coi trực giác nằm ở trong khu vực tuyến quả thông và tin rằng nó có thể tiếp nhận sự chiếu sáng từ tâm hồn với hình thức kiến thức hoặc ý tưởng.


Flag Counter