GoogleAnalytics

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

160613. VPS: Nhiệm Kì 5, Nhiệm Kì 6


BÁO CÁO TỔNG KẾT CÔNG TÁC HỘI
NHIỆM KÌ V (2002-2007)
PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC
NHIỆM KÌ VI (2008-2013)

(Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội trình bày tại Đại hội đại biểu toàn quốc
Hội Vật lý Việt Nam, lần thứ VI, Hà Nội, ngày 14-3-2008)

I. TỔNG KẾT CÔNG TÁC HỘI NHIỆM KÌ V (2002-2007)
I.1. VỀ TỔ CHỨC HỘI
i. Chi Hội cơ sở, Hội địa phương...
-  Có từ đầu nhiệm kì, 15 đơn vị, bao gồm:
Hội Vật lý Hà Nội
Hội Vật lý Tp Hồ Chí Minh
Hội Vật lý Thừa Thiên - Huế
Hội Vật lý Nam Định
Hội Vật lý Hà Nam
Hội Vật lý Hà Tây
Chi Hội Viện Vật lý và Điện tử
Chi Hội Viện Khoa học Vật liệu
Chi Hội Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Chi Hội Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
Chi Hội Trường Đại học Sư phạm I Hà Nội
Chi Hội Trường Đại học Thái Nguyên
Chi Hội Viện Ứng dụng Công nghệ
Chi Hội Viện Vật lí Địa cầu
Chi Hội Vật lý Đà Lạt
-  Mới thành lập trong nhiệm kì, 4 đơn vị, bao gồm:
Hội Vật lý Khánh Hòa
Chi Hội Vật lý Đại học Sư phạm II Hà Nội
Chi Hội Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Chi Hội Trường Đại học Qui Nhơn
Nói chung, các Chi Hội cơ sở hoạt động bình thường. Riêng các Hội Vật lý Hà Nam, Hà Tây và Đà Lạt không duy trì được hoạt động trong suốt nhiệm kì qua.
ii. Hội chuyên ngành thuộc Hội
-  Có từ đầu nhiệm kì, 2 đơn vị, bao gồm:
Hội Vật lý Y tế
Hội Thiên văn - Vũ trụ
-  Mới thành lập trong nhiệm kì, 6 đơn vị, bao gồm:
Hội Vật lý Lí thuyết
Hội Quang và Quang phổ
Hội Ứng dụng Vật lý
Hội Hạt nhân
Hội Khoa học Vật liệu
Hội Giảng dạy Vật lý
Các Hội chuyên ngành đã tiến hành đại hội, bầu ra Ban Chấp hành và hoạt động tương đối mạnh mẽ. Riêng Hội Giảng dạy Vật lý do điều kiện khách quan, vẫn chưa tiến hành đại hội được.
iii. Trong nhiệm kì qua, Hội Vật lý đã tiễn biệt một số cán bộ có năng lực và rất nhiệt huyết với công tác Hội. Đó là:
PGs. Ts. Phạm Viết Trinh (nguyên Ủy viên BCH Trung ương Hội, Chủ tịch Hội Thiên văn - Vũ trụ)
Gs. Ts. Nguyễn Văn Đến (nguyên Phó Chủ tịch Hội Quang và Quang phổ)
NCVCC. Đặng Mộng Lân (nguyên Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội)
PGs. Ts. Trịnh Đức Quang (nguyên Ủy viên BCH Hội Quang và Quang phổ)
I.2. VỀ HOẠT ĐỘNG HỘI
I.2.1. Những hoạt động chính và hiệu quả
i. Tổ chức đều đặn theo định kì các Hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế bao gồm:
-  Hội nghị Vật lý Lý thuyết toàn quốc lần thứ 27 (2002), lần thứ 28 (2003), lần thứ 29 (2004), lần thứ 30 (2005), lần thứ 31 (2006), lần thứ 32 (2007).
Các Hội nghị có sự tham gia của các nhà vật lý lý thuyết trong cả nước, trên 100 đại biểu với ngót 100 báo cáo khoa học.
-  Hội nghị Vật lý Chất rắn toàn quốc lần thứ 4 (2003), lần thứ 5 (2007).
Các Hội nghị có sự tham gia của các nhà vật lý nước ngoài, có số nhà khoa học trong cả nước tham dự và số báo cáo trên dưới 250.
-  Hội nghị Quang học và Quang phổ toàn quốc lần thứ 3 (2004), lần thứ 4 (2006).
Các Hội nghị có sự tham gia của nhiều nhà khoa học nước ngoài. Số lượng cán bộ khoa học trong nước tham dự trên 250 và số báo cáo khoa học trên dưới 150.
-  Hội nghị Ứng dụng Vật lý toàn quốc lần thứ 1 (2002), lần thứ 2 (2004).
Hội nghị có sự tham dự của nhiều nhà khoa học trong và ngoài ngành vật lý.
-  Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ 6 (2005).
Hội nghị có sự tham gia của nhiều nhà khoa học nước ngoài. Hội nghị có số đại biểu tham dự và số báo cáo khoa học lớn. Hội nghị cũng là dịp tổng kết lại hoạt động nghiên cứu của ngành vật lý trong 5 năm qua.
-  Hội nghị Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 9 (2004) tại Hà Nội, với sự tham gia của số lượng lớn các nhà khoa học nước ngoài.
-  Tham gia tổ chức và tham dự Hội nghị khoa học Việt - Đức hàng năm luân phiên tại Việt Nam và CHLB Đức.
-  Phối hợp với Rencontres du Viêt Nam tổ chức hàng năm Lớp học Vật lý Việt Nam với trên dưới 50 học viên, trong đó có trên 10 sinh viên nước ngoài tham dự với nhiều nhà vật lý nước ngoài tham gia giảng dạy.
-  Bên cạnh đó, hàng năm có nhiều cuộc hội thảo với sự tham gia của các nhà khoa học nước ngoài về công nghệ Nano, về Quang tử và Quang lượng tử, về Hình hóa, về Thiên văn - Vũ trụ, về Photonics, Bio-Medical-Engineering…, được tổ chức tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Nha Trang…
ii. Cùng với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tốt cuộc thi Olympic Vật lý Châu Á lần thứ 5 tại Việt Nam (2004) và đang tích cực tham gia chuẩn bị tổ chức Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39 - IPhO-2008 tại Việt Nam (từ 21 đến 31-7-2008).
iii. Được sự hỗ trợ nhiệt tình của Vụ Công tác chính trị sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo), đã tổ chức đều đặn hàng năm các Cuộc thi Vật lý Sinh viên toàn quốc: lần thứ 7 (2003) tại Tp Hồ Chí Minh, lần thứ 8 (2004) tại Huế, lần thứ 9 (2005) tại Hà Nội, lần thứ 10 (2006) tại Thái Nguyên, lần thứ 11 (2007) tại Qui Nhơn.
Các cuộc thi đã góp phần tích cực vào việc khuyến khích, phát triển các tài năng trẻ Vật lý, cũng như việc dạy và học môn Vật lý trong các Trường Cao đẳng và Đại học trên phạm vi cả nước. Hai năm gần đây được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam tài trợ một phần kinh phí (40 triệu VNĐ/năm), cuộc thi đã có nhiều cải tiến đáng kể và có sự tham gia ngày càng đông của các trường.
iv. Thực hiện chức năng tư vấn, giám định và phản biện xã hội qua các hoạt động sau:
-  Đóng góp ý kiến vào việc xây dựng chiến lược và các kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ, phát triển nghiên cứu cơ bản và phát triển ngành vật lí của đất nước.
-  Tổ chức đóng góp ý kiến đánh giá qui trình, tính khoa học, tính sư phạm của chương trình và sách giáo khoa vật lý phổ thông trung học cơ sở; tham gia thẩm định và đóng góp ý kiến cho các bộ sách vật lý bậc trung học phổ thông góp phần thực hiện chương trình cải cách giáo dục. Tham gia xây dựng chương trình đào tạo cao học cho Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội).
-  Tư vấn và phản biện các đề án về môi trường, về phân vùng nhỏ động đất Tp Hồ Chí Minh tỉ lệ 1/50.000; về động đất, sóng thần và các biện pháp giảm nhẹ thiệt hại tại Tp Hồ Chí Minh.
v. Hội đã làm tương đối tốt công tác xuất bản, cụ thể là:
-  Phối hợp với Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội và Nhà xuất bản Giáo dục tuyển chọn và xuất bản Tuyển tập 50 năm các công trình Vật lý chọn lọc. Tuyển tập (1.421 trang) gồm 196 bài báo chọn lọc đã được công bố trên các tạp chí khoa học có uy tín của 111 nhà Vật lý Việt Nam và đồng tác giả.
-  Xuất bản kỉ yếu của các Hội nghị khoa học quốc gia và quốc tế đã nêu ở trên. Đây là những tài liệu khoa học rất có giá trị cho hoạt động nghiên cứu khoa học vật lí ở nước ta.
-  Xuất bản Tạp chí Vật lý Ngày nay đều đặn 2 tháng/kì; có nhiều đổi mới về nội dung và hình thức. Tuy vậy, tờ tạp chí vẫn còn gặp khó khăn lớn về kinh phí, trước mắt chưa thể tự trang trải được.
-  Chuyển bản tin Vật lý phổ thông thành Tạp chí Vật lý và Tuổi trẻ. Tạp chí đã và đang cải tiến mạnh mẽ về nội dung và hình thức, có đông đảo bạn đọc trong cả nước góp phần thiết thực vào dạy và học môn vật lí ở bậc phổ thông, số lượng in đạt trên 9.000 bản/số.
vi. Được sự chỉ đạo sát sao của Liên hiệp Hội, đã tổ chức Năm quốc tế Vật lý 2005 một cách thiết thực. Trong năm này, hiểu biết về các thành tựu vật lý, về thân thế và sự nghiệp của Albert Einstein đã được phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua nhiều cuộc hội thảo và nói chuyện tại Bắc Giang, Nghệ An, Phú Thọ, Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Đặc biệt phải kể đến chùm xêmine về thuyết tương đối và thuyết lượng tử được tổ chức tại Đại học Bách khoa Hà Nội; giao lưu nhân năm quốc tế Vật lý tại Nghệ An do Hội Vật lý Lý thuyết chủ trì; thi tìm hiểu về Einstein tại Tp Hồ Chí Minh; giao lưu giữa sinh viên Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh; giao lưu giữa sinh viên Đại học Tổng hợp F. Schiller-Jena (CHLB Đức); Họp mặt “Chào mừng kỉ niệm Năm Vật lý quốc tế - năm Einstein” tại Tp Hồ Chí Minh do Liên hiệp Hội Tp, Hội Vật lý Tp, Hội Hữu nghị Việt-Đức Tp và Tổng Lãnh sự quán CHLB Đức tại Tp Hồ Chí Minh đồng tổ chức, và ấn tượng nhất là “Ngày Einstein” ở Hà Nội với sự tham gia tích cực của Đại sứ quán Thụy Sĩ và CHLB Đức.
vii. Giữ được quan hệ với các tổ chức vật lý nước ngoài, trong đó có các Hội Vật lý Châu Á - Thái Bình Dương, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp…
Đã thỏa thuận về hợp tác chuyên môn với Hội Vật lý Hàn Quốc: Hội Vật lý Hàn Quốc  thường xuyên gửi tặng Tạp chí Korea Physical Society - một tạp chí chuyên ngành có uy tín trên thế giới; hai bên đã phối hợp tổ chức các Hội nghị quốc tế ở Việt Nam và ở Hàn Quốc.
Hội Hạt nhân Việt Nam có quan hệ tốt với Hội Hạt nhân Hàn Quốc, đã tổ chức thường xuyên các cuộc gặp gỡ, trao đổi về chuyên môn, đã thi đấu giao hữu bóng đá 2 bên.
viii. Thực hiện công tác bảo trợ các Trường do Hội Vật lý đứng ra xin thành lập:
-  Đối với Trường Phổ thống dân lập Marie Curie, do chưa có qui chế cụ thể nên trong suốt nhiệm kì qua, Trường không có liên hệ gì với Hội.
-  Đối với Trường Đại học dân lập Đông Đô, qui chế đại học dân lập của Chính phủ qui định cụ thể về trách nhiệm của Hội Vật lý Việt Nam đã ghi rõ trong “Qui chế tổ chức và hoạt động của Trường ĐHDLĐĐ” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt (Quyết định số 7337/QĐ-BGD&ĐT-TCCB, ngày 11-11-2004). Những năm gần đây nhiều sai phạm xảy ra gây nhiều bức xúc trong trường. Thực hiện công tác bảo trợ nhà trường, Chủ tịch danh dự Hội Vật lý Việt Nam Gs. Vs. Nguyễn Văn Hiệu và Thường trực Hội Vật lý Việt Nam đã nhiều lần làm việc với Bộ GDĐT về các giải pháp xử lí sai phạm, đưa trường trở lại hoạt động ổn định.
Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo: giao cho Bộ GDĐT có biện pháp xử lí nghiêm, triệt để các sai phạm và tiêu cực xảy ra tại Trường ĐHDLĐĐ theo đúng qui định của pháp luật; đồng thời chấn chỉnh tổ chức, hoạt động theo qui định hiện hành để bảo đảm Trường ĐHDLĐĐ hoạt động ổn định và không xảy ra sai phạm; trong đó lưu ý nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Hội Vật lý Việt Nam (đơn vị bảo trợ thành lập Trường ĐHDLĐĐ) về việc giải thể Hội đồng quản trị đương thời, lập Hội đồng quản trị lâm thời (công văn số 7025/VPCP-V.II, ngày 03-12-2007 của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ gửi Thanh tra Chính phủ và Bộ GDĐT).
Đánh giá chung về hoạt động của Hội
Nhìn chung hoạt động của Hội sôi nổi, trải đều trên nhiều lĩnh vực, có nhiều đóng góp cho công tác nghiên cứu khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo, có uy tín với giới khoa học trong và ngoài nước. Các Hội nghị khoa học do Hội tổ chức đã có sự tham gia của đông đảo các nhà nhà khoa học trong và ngoài nước.
Công tác phổ biến khoa học - kĩ thuật đã được đẩy mạnh và thu được kết quả khá. Công tác tư vấn, phản biện và giám định xã hội đã được chú ý, song các nhiệm vụ được giao và kết quả đạt được chưa tương xứng với năng lực của Hội.
Có được các thành tựu trong hoạt động nói trên của Hội, trước hết là do có sự tham gia tự giác và tích cực của cán bộ, hội viên trong cả nước; sau nữa là có được sự chỉ đạo, hỗ trợ thường xuyên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam, Vụ các tổ chức phi Chính phủ (Bộ Nội vụ), Vụ Công tác chính trị sinh viên (Bộ Giáo dục và Đào tạo) và các cơ quan, ban ngành ở trung ương và địa phương.
I.2.2. Những khó khăn, tồn tại trong việc triển khai các hoạt động
i. Thiếu kinh phí hoạt động. Nhiều Chi Hội chưa thống kê được danh sách hội viên để thu hội phí theo qui định.
ii. Bên cạnh những Hội, Chi Hội địa phương hoạt động sôi nổi (như Hội Vật lý Tp Hồ Chí Minh, Chi Hội Đại học Thái Nguyên, Hội Vật lý Lý thuyết, Hội Quang học và Quang phổ, Hội Khoa học Vật liệu, Hội Hạt nhân Việt Nam…),  nhiều Hội và Chi Hội còn lúng túng, chưa có hoạt động riêng, ngoài những hoạt động do Ban Chấp hành Trung ương tổ chức.
iii. Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Hội chưa nhiều, cần được đẩy mạnh.
iv. Chưa tổ chức được các đơn vị làm tư vấn, đào tạo và dịch vụ KHCN thuộc Hội tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Hội.
v. Cán bộ lãnh đạo Hội và Văn phòng Hội đều là kiêm nhiệm.
I.2.3. Về công tác điều hành và quản lí của Ban Lãnh đạo Hội
-  Việc thực hiện pháp luật, sự chỉ đạo, điều hành tổ chức, hoạt động: chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng, Chính phủ và pháp luật của Nhà nước cũng như sự chỉ đạo của Liên hiệp Hội. Ban Chấp hành Trung ương và Ban Thường vụ Hội làm việc dân chủ.
-  Cần tăng cường quan hệ chặt chẽ giữa các Chi Hội, Hội địa phương và Hội chuyên ngành với Trung ương Hội qua Văn phòng Hội.
-  Mối quan hệ của Hội với các cơ quan Nhà nước nói chung là tốt. Hội rất mong được Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ động hơn trong huy động lực lượng của Hội vào các công tác GDĐT và nghiên cứu khoa học của đất nước.
I.3. NHỮNG ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ VỚI ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ CƠ CHẾ QUẢN LÍ VÀ CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HỘI
I.3.1. Hội Vật lý Việt Nam là một Hội lớn có nhiều ngành nghề thuộc những lĩnh vực khác nhau của Vật lý học. Hiện tại đã có nhiều Hội Vật lý chuyên ngành thuộc Hội Vật lý Việt Nam được thành lập và hoạt động, song còn gặp nhiều khó khăn. Để hoạt động có hiệu quả, nhất là trong hợp tác quốc tế, đề nghị Nhà nước cho các Hội chuyên ngành thuộc Hội Vật lý Việt Nam là những đơn vị có tư cách pháp nhân.
I.3.2. Hội đề nghị Liên hiệp Hội hỗ trợ một phần kinh phí hoạt động.
I.4. KHEN THƯỞNG
I.4.1. Đề nghị Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam cấp bằng khen về thành tích hoạt động Hội xuất sắc trong nhiệm kì 5 (2002-2007) cho các tập thể và cá nhân sau đây:
-  Hội Vật lý Việt Nam
-  Hội Vật lý Tp Hồ Chí Minh
-  Chi Hội Vật lý Đại học Thái Nguyên
-  Tạp chí Vật lý và Tuổi trẻ
-  PGS. TS. Nguyễn Xuân Chánh
-  PGS. Lương Duyên Bình
I.4.2. Ban Chấp hành Trung ương Hội Vật lý Việt Nam cấp bằng khen cho các tập thể và cá nhân sau đây:
-  Chi Hội Vật lý Đại học Bách khoa Hà Nội
-  Chi Hội Vật lý Đại học Sư phạm I Hà Nội
-  Chi Hội Vật lý Đại học Sư phạm II Hà Nội
-  Chi Hội Vật lý Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội)
-  Chi Hội Vật lý Viện Ứng dụng Công nghệ
-  Hội Hạt nhân Việt Nam
-  Hội Vật lý Lý thuyết
-  Hội Quang học và Quang phổ
-  Hội Khoa học Vật liệu
-  Tạp chí Vật lý Ngày nay
-  PGS. TS. Phan Đình Kiển
-  TS. Nguyễn Hà Loan
-  CN. Đoàn Ngọc Căn
-  KS. Trần Thanh Long
-  CN. Bùi Thế Hưng
-  CN. Lê Thị Phương Dung
II. PHƯƠNG HƯỚNG CÔNG TÁC HỘI NHIỆM KÌ 6 (2008-2013)
II.1. Củng cố công tác tổ chức của Hội qua thống kê lại danh sách hội viên, tiến hành phát thẻ và huy hiệu hội viên, thu hội phí.
II.2. Tiếp tục phát triển các Hội và Chi Hội mới:
-  Chi Hội Cần Thơ
-  Chi Hội Thanh Hóa
-  Chi Hội Nghệ An
-  Chi Hội Đà Nẵng...
II.3. Tổ chức Hội nghị Vật lý toàn quốc lần thứ 7 và các Hội nghị toàn quốc chuyên ngành theo định kì:
i. 1 năm/lần
-  Vật lý Lý thuyết
ii. 2 năm/lần
-  Vật lý Chất rắn
-  Quang học và Quang phổ
-  Ứng dụng Vật lý
II.4. Đăng kí với Liên hiệp Hội từ 1 đến 2 đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ thực tế.
II.5. Đăng kí với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức cuộc thi Olympic Vật lý quốc tế lần thứ 39 tại Việt Nam.
II.6. Tổ chức hàng năm Cuộc thi Olympic Vật lý Sinh viên toàn quốc.
II.7. Củng cố tổ chức và hoạt động của Tạp chí Vật lý Ngày nay. Tiếp tục cải tiến và đẩy mạnh phát hành Tạp chí Vật lý và Tuổi trẻ.
II.8. Tiếp tục tham gia các hoạt động tư vấn phản biện xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Tham gia đóng góp xây dựng ngành giáo dục trong việc xây dựng chương trình và sách giáo khoa vật lý; đào tạo và bồi dưỡng giáo viên phổ thông và giảng viên đại học về vật lý.
II.9. Cố gắng thành lập 1 đơn vị hoạt động KHCN thuộc Hội.
II.10. Tham gia các hoạt động chung của Liên hiệp Hội KHKT Việt Nam.
II.11. Đẩy mạnh công tác đối ngoại nhân dân, tiếp tục hợp tác với các tổ chức KHCN nước ngoài trong nghiên cứu, đào tạo và phổ biến KHKT.
II.12. Xin thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tại Văn phòng Trung ương Hội.

Flag Counter