THƠ BÚT TRE: BÚT TRE - ĐẶNG VĂN ĐĂNG
Bút Tre (1911-1987), tên thật Đặng Văn Đăng là
một nhà thơ theo trường phái dân gian của Việt Nam thời hiện đại. Với phong cách
thơ độc đáo, sáng tạo và giầu sức lan tỏa, từ bút danh của một nhà
thơ, Bút Tre đã trở thành một...
trường phái sáng tạo thơ dân gian vui vẻ rất
thịnh hành ở Việt Nam cho đến tận ngày nay.
Nhà thơ Bút Tre
Bút Tre tên thật là Đặng Văn Đăng,
còn gọi là Đặng
Văn Quang, quê xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ. Ông
sinh năm 1911, mất năm 1987. Ông lấy bút danh là Bút Tre. Ông đỗ tú tài triết
học dưới thời Pháp thuộc, viết báo dưới thời đó với bút danh Lục Y Lang.
Ông từng làm công tác ngoại giao với chức danh bí thư thứ hai sứ quán Việt Nam
tại Rumani. Sau đó ông về làm Trưởng ti (bây
giờ gọi là Giám đốc Sở) Văn hoá Phú Thọ. Người ta nhớ Bút Tre, không phải vì
những bài thơ trữ tình, cũng không vì thơ ông gần với những bài ca dao, mà vì
cách làm thơ, gieo vần của
ông thật bất ngờ, thường mang đến cho những người nghe sự sảng khoái sau
những giờ lao
động mệt nhọc căng thẳng. Câu lục bát nổi
tiếng nhất mà có rất nhiều người thuộc khi nhắc đến ông là câu nói về Đại tướng
Võ Nguyên Giáp:
Hoan
hô đại tướng Võ Nguyên
Giáp
ta thắng trận Điện Biên trở về...
Thơ của ông rất trào phúng:
Làng
ta có cái núi voi
Đủ
cả đầu đuôi, đủ cả vòi
Voi
cũng hăng say đua sản xuất
Đầu
thì trồng sắn đít trồng khoai.
Từ đó thơ Bút Tre dân gian sáng tác thêm
theo lối Hoan hô:
Hoan
hô đồng chí Hà
Đăng
Ấn cho
tàu chạy băng băng như rùa...
Nhiều người không gọi thơ Bút Tre là thơ.
Chỉ gọi là vè. Nhưng dẫu sao, lối thơ (hay vè) của Bút Tre đã cùng tồn tại với
rộng rãi người dân Việt Nam suốt nửa cuối thế kỉ 20 và có thể sẽ còn lâu hơn
nữa trong cách sống lạc quan mang
lại niềm vui ngày
thường cho nhiều người Việt Nam. Một trong những câu sau cùng Bút Tre nhắn lại
cho hậu thế là:
Mai sau kẻ đoái, người hoài, mặc
Hạnh phúc hôm nay mát dạ người.
trường phái sáng tạo thơ dân gian vui vẻ rất thịnh hành ở Việt Nam cho đến tận ngày nay.