MÔ HÌNH AZ
I. MÔ HÌNH VŨ TRỤ THU NHỎ "HỘP ĐEN" (black box)
II. CHU KÌ 1.000 NĂM (Thiên Niên Kỉ)
III. TIỀM NĂNG CON NGƯỜI
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỖI NGƯỜI THAM GIA PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
V. TRIẾT HỌC DÂN GIAN
0. MỞ ĐẦU
Do trình độ phát triển xã hội và nhu cầu phát triển nhanh, có hiệu
quả và bền vững cộng đồng... Một “mô hình thống nhất về thế giới” lâu nay là mục
tiêu của nhiều trường phái khoa học và tâm linh trên thế giới... Vấn đề mà đa số
các nhà khoa học thực sự theo đuổi là tách mô hình “Vũ Trụ thống nhất” làm hai
phần:
i. Những qui luật cho biết Vũ Trụ thay đổi theo thời gian (nếu
biết tình trạng Vũ Trụ ở thời điểm nào đó thì các định luật Vật Lí sẽ cho biết
Vũ Trụ ở bất kì thời điểm tiếp theo).
ii. Vấn đề trạng thái ban đầu của Vũ Trụ.
I. MÔ HÌNH VŨTRỤ THU
NHỎ “HỘP ĐEN” (black box)
Có thể hiểu ý nghĩa Hộp Đen là: “chứa trong lòng nó / chứa nó
trong lòng” những gì mà người ta, đã, đang và có thể (sẽ) biết, nếu muốn biết
và có hiểu biết (Trí Tuệ, tiến tới Trí Huệ[2]).
1. “Hộp Đen” là phạm trù triết học chỉ dạng “sự vật (mang tính)
triết học” có các đặc trưng cơ bản sau đây:
- “Hộp Đen” về nguyên tắc, có thể được định nghĩa (khi có đủ kiến
thức khoa học cao cấp), và được xác định (khi có đủ phương tiện đo lường tiên
tiến).
- “Hộp Đen” đó là khối hộp: Trụ - Vuông - Cầu - Nón… Xoáy Ốc Tiến,
chứa “một số” sự vật.
Có thể hiểu là: không có giới hạn kích thước (Không Gian[3], Thời
Gian[4] và Nhân Gian[5]).
- “Hộp Đen” có (giới hạn) kích thước không xác định.
Có thể hiểu không xác định là: kích thước Hộp Đen “co lại cho vừa”
và “dãn ra cho đầy” tuỳ theo kích thước của (các) sự vật chứa trong lòng nó
và/hoặc là kích thước của Hộp Đen chứa nó trong lòng.
- Vỏ “Hộp Đen” có tính trong suốt đối với (tất cả) các trạng
thái tồn tại và phát triển của sự vật (vật chất, năng lượng, thông tin): cơ,
âm, nhiệt, điện, từ, quang, hấp dẫn, hào quang, ý…
Có thể hiểu trong suốt là: các dạng biến đổi trạng thái sự vật
(vật chất): cơ, âm, nhiệt, điện, từ, quang, hấp dẫn, hào quang, ý… truyền -
trong lòng Hộp Đen và thông qua vỏ Hộp Đen - một cách tức thời, bảo toàn Vật Chất,
Năng Lượng và/hoặc Thông Tin.
Trạng Thái là các dạng tồn tại sự vật (vật chất): siêu rắn, rắn,
lỏng, siêu lỏng, khí, siêu khí… và Phản Trạng Thái rắn-lỏng-khí…
Có thể hiểu “tồn tại” là: dạng thế năng, còn tiềm ẩn.
Có thể hiểu “phát triển” là: dạng động năng, đã/đang hoạt động.
2. Mỗi Hộp Đen chứa (một số) Hộp Đen khác nhỏ hơn và nằm trong Hộp
Đen khác to hơn. Hệ thống bao nhau của các Hộp Đen tuân theo các mối quan hệ
như trên.
Có thể hiểu một số là: nhiều vô hạn.
Có thể hiểu nhỏ hơn là: bị bao trùm bởi Không Gian (khoảng trống)
và/hoặc Thời Gian (khoảng lâu) và/hoặc Nhân Gian (khoảng Người) của Hộp Đen
khác.
Có thể hiểu to hơn là: bao trùm về Không Gian (khoảng trống)
và/hoặc Thời Gian (khoảng lâu) và/hoặc Nhân Gian (khoảng Người) đối với Hộp Đen
khác.
3. Vũ Trụ có thể được mô tả bằng mô hình Hộp Đen (black box). Mỗi
Hộp Đen là một “Cơ Thể Sống”[6]. Đó là một mẫu Vũ Trụ mô phỏng thu nhỏ, bao gồm:
- đầy đủ các thành phần cấu
trúc,
- đầy đủ các mối liên hệ
ràng buộc giữa các thành phần cấu trúc với nhau,
- đầy đủ các mối liên hệ
tương tác - của mẫu đó với xung quanh,...
4. Quá trình cứ tiếp diễn như thế, không bao giờ kết thúc, về
nhiều chiều, nhiều hướng:
Không Gian (khoảng Trống)[7]
- Vĩ mô: ra ngoài khoảng
không gian bao la (vô tận).
- Vi mô: vào trong lòng sự
vật (vật chất) sâu thẳm (vô cùng).
Thời Gian (khoảng Lâu)
- Tương lai: ra phía trước
(vô chung).
- Quá khứ: về đã qua (vô
thuỷ).
Nhân Gian (khoảng Người)
- Hướng về tương lai: duy
trì nòi giống (lai Nhân)
- Hướng về cội nguồn: nhớ
về Tổ Tiên (dân tộc)
5. “Hộp Đen” mô tả một sự vật, hiện tượng chung hay riêng nào
đó[8].
6. Mỗi sự vật - ở “trong” cùng Hộp Đen - tương tác với nhau, và
(có thể) tương tác với sự vật khác - ở trong hộp đen khác, ở “bên cạnh” - thông
qua vỏ Hộp Đen.
Có thể hiểu tương tác là trao đổi Vật Chất, Năng Lượng và/hoặc
Thông Tin.
7. Mỗi sự vật giữ vai trò “chủ trì” (chủ động) hoạt động này,
thì “tham gia” (bị động) trong hoạt động do sự vật khác chủ trì, và ngược lại.
8. Giới hạn Vũ Trụ ( = Hộp Đen lớn nhất) phụ thuộc vào khả năng
thực tế và tiềm ẩn của Con Người.
Có thể hiểu “khả năng” là: tầm với của năng lực hiểu biết (của)
Con Người đến đâu, thì đó (tạm thời) là giới hạn của Vũ Trụ.
Với những gì còn nằm ngoài giới hạn của năng lực Con Người, người
ta tạm gắn cho cái tên quen thuộc “Tâm Linh” để (tạm thời) gửi gắm (cái gọi là)
“trình độ thấp” của mình vào đó. Đây cũng là một trong những lí do cơ bản của sự
hình thành và phát triển các Tôn Giáo trên thế giới.
II. CHU KÌ 1.000 NĂM
(Thiên Niên Kỉ)
1. Tất cả các quá trình biến đổi và phát triển sự vật trong Vũ Trụ
đều tuân theo qui luật tuần hoàn có dạng ”Vòng Xoáy Ốc Tiến”.
2. Xã hội Loài Người từ khi hình thành đã trải qua quá trình lịch
sử lâu dài.
Nhưng ở những khi chuyển giao Thiên Niên Kỉ, có ~ một Thế Kỉ
“chuyển đổi”[9].
3. Trong thời gian Thế Kỉ chuyển đổi, xã hội Loài Người có bước
phát triển quan trọng - có tính đột biến, về tất cả các mặt hoạt động cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng: kinh tế, chính trị, luật pháp, đạo đức, tôn
giáo, văn hoá, nghệ thuật, giáo dục, khoa học…
4. Chúng ta hiện đang nằm trong Thế Kỉ chuyển đổi (giữa Thiên Niên
Kỉ thứ hai và Thiên Niên Kỉ thứ ba), có nhiều cơ hội (song song với thách thức)
đặt ra trước mắt.
Cộng đồng (các) dân tộc cần tranh thủ (nắm) bắt kịp để phục vụ
cho Loài Người, và cho dân tộc mình...
III. TIỀM NĂNG CON NGƯỜI
1. Từ khi sinh ra, Con Người tham gia các hoạt động: tự nhiên,
xã hội, tư duy.
2. Các hoạt động của Con Người có tính sáng tạo và phát triển nhờ
các cơ quan hoàn chỉnh của cơ thể, trong đó có bộ Não (khác với não động vật).
3. Não Con Người có cấu trúc phức tạp và có tiềm năng hoạt động
tư duy (Trí Tuệ tiến tới Trí Huệ) rộng lớn (hầu như vô tận), điều khiển các hoạt
động “Lí Trí” của Con Người[10].
4. Các cơ quan khác của cơ thể có vai trò rất quan trọng trong
hoạt động của Con Người. Mỗi cơ quan có chức năng riêng biệt, không thể thay thế
lẫn cho nhau. Cần tìm cách “trọng dụng” các tiềm năng của các cơ quan này phục
vụ cho bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cá nhân và cộng đồng...
IV. ĐIỀU KIỆN ĐỂ MỖI
NGƯỜI THAM GIA PHÁT TRIỂN XÃ HỘI
1. Mỗi Con Người trong cộng đồng - tuỳ theo khả năng của mình -
đều có thể tham gia các hoạt động (có tính chất) tự nhiên, xã hội, tư duy nhằm
phục vụ lợi ích chung, trong đó có lợi ích của chính mình.
2. Muốn tham gia hoạt động có hiệu quả cao trong xã hội, mỗi Người
cần chú ý tích luỹ (nhiều đời) mấy vấn đề liên quan đến khả năng của mình dưới
đây:
i. Kiến Thức: học hỏi
và rèn luyện trong gia đình, nhà trường và hoạt động thực tiễn xã hội.
Học tập và tu dưỡng là quá trình kéo dài suốt cuộc đời.
ii. Truyền Thống: là
Nhân Đức, Âm Đức, Thiên Đức.
Truyền thống là quá trình tích luỹ trong nhiều đời họ tộc, dân tộc.
iii. Phong Thuỷ[11]:
là sự cân bằng (phù hợp) của Con Người với môi trường xung quanh: trời, đất,
khí, nước, động-thực-khoáng vật.
Hợp với Phong Thuỷ là quá trình kéo dài suốt nhiều đời họ tộc,
dân tộc.
iv. Mệnh: là nét
riêng của mỗi Con Người trong Vũ Trụ. Mệnh Con Người phụ thuộc vào thời điểm ra
đời, tại nơi sinh, trong các mối quan hệ với Gia Đình (Tổ Tiên, Cha Mẹ, Anh Em…).
Mỗi Người có Mệnh khác nhau, không ai trùng với ai.
v. Vận: là thời điểm
liên quan đến các bước phát triển có tính đột biến của mỗi Người.
Tại thời điểm phù hợp, mỗi Người có thể có đóng góp quan trọng
cho cộng đồng xã hội...
V. TRIẾT HỌC (trong)
DÂN GIAN
1. Tất cả các kiến thức (mang tính) Triết học của Loài Người đều
được ”phổ cập hoá” trong kho tàng văn học dân gian của các dân tộc (tục ngữ, ca
dao, dân ca, sấm trạng...).
2. Kết hợp truyền thống với hiện đại, kết hợp Phương Đông với
Phương Tây, trở về với cội nguồn, hướng tới tương lai... là xu hướng tất yếu của
xã hội phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững...
[1] Hàng ngày chúng ta gặp
nhiều tình huống, khó có thể xác định ngay được bản chất khoa học và ý nghĩa
triết học của sự vật, hiện tượng. Khoảng cách giữa khoa học và mê tín dị đoan
chỉ là trong gang tấc, trong khi chúng ta còn chưa đủ kiến thức khoa học (tự
nhiên, xã hội, tư duy) để giải thích bằng lí thuyết, và chưa có đủ trong tay
các phương tiện đo lường để chứng minh bằng thực nghiệm bản chất vấn đề.
Nên có thái độ đúng đắn là:
Không vội vàng kết luận đúng/sai, cần xem xét, nghiên cứu nghiêm
túc các khía cạnh của vấn đề.
Trân trọng các ý kiến (tiếp nhận “thông tin” từ người có khả
năng “đặc biệt”, đề xuất của nhân dân, phát biểu của nhà khoa học…).
Rất lưu ý phát hiện các thủ đoạn lừa bịp của những kẻ mạo danh
“thế giới tâm linh” để làm điều xằng bậy, có hại cho cộng đồng.
[2] TríHuệ
… thuộc về tâm thức (các nhà A Tì Đàm coi Huệ là một tâm sở). Mà
tâm thức thì phải có đối tượng. Chúng ta đã biết đối tượng của tâm thức là sáu
cảnh sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Nếu bảo rằng đối tượng của Trí Huệ là
một cảnh nào đó trong sáu cảnh thì Trí Huệ không phổ cập và phổ biến khắp các cảnh,
tức không biết hết các cảnh. Trong sáu thức nếu Trí Huệ chỉ thuộc về một thức
thôi thì cái biết của Trí Huệ cũng không phổ cập hết. Phải hiểu đối tượng của
Trí Huệ phải là tất cả các cảnh, thức sáu cảnh, Trí Huệ phải là một tâm sở có mặt
và hoạt động khắp sáu thức.
[3] KhôngGian KG
… là khái niệm trong Toán Học và Vật Lí Học, chỉ tập hợp những
điều kiện để các sự vật và hiện tượng diễn ra. Theo ý nghĩa truyền thống, KG
thường được hiểu là KG ba chiều được biểu diễn bằng ba trục tọa độ vuông góc
xyz trong hệ tọa độ Descartes. Trong Vật Lí hiện đại, người ta thường xét KG trong
mối liên hệ giữa ba chiều đó và chiều thứ tư (chiều Thời Gian) và hình thành
nên không - thời gian KTG bốn chiều. KG còn được xem xét như là khoảng không vũ
trụ nằm ngoài bầu khí quyển của Trái Đất.
[4] Thời Gian TG
… là đại lượng biến thiên và là thành phần của một hệ thống đo
lường được dùng để diễn tả trình tự xẩy ra của các sự kiện, để so sánh độ dài của
các sự kiện, và khoảng cách giữa chúng, để lượng hóa chuyển động của các đối tượng.
TG từng là một chủ đề quan trọng của tôn giáo, triết học, và khoa học, nhưng định
nghĩa TG theo một phương cách không gây tranh cãi và áp dụng được cho tất cả
các ngành nghiên cứu là một công việc mà các học giả lớn vẫn chưa thực hiện được.
TG không có điểm bắt đầu và kết thúc, luôn bằng nhau tại mọi nơi trong Vũ Trụ vì
mọi nơi là hiện tại và cùng thời điểm với ta. Chúng ta không thể nói rằng vật
thể làm biến đổi KTG xung quanh nó thì có lực hấp dẫn, cách nghĩ ấy hoàn toàn
sai lầm. Nếu theo định nghĩa đó thì mọi tính toán về vận tốc của một vật rơi
vào Hố Đen hay các vật có lực hấp dẫn lớn đều không còn đúng (giải thích: Một vật
thể rơi vào Hố Đen từ khoảng cách s1 với vận tốc v1 trong thời gian t1, cùng
lúc đó một vật thể khác rơi vào Hố Đen đó cùng khoảng cách s1 với vận tốc 2v1
nhưng lại trong thời gian t1 (thời gian của vật đó đến Hố Đen là cực đại vì độ
biến dạng của TG là lớn nhất) và từ đó ta có phương trình 2v1 = v1) với bài
toán trên nhưng theo định nghĩa mới là "lực hấp dẫn có khi mật độ các
nguyên tử hay các hạt cơ bản lớn hơn mật độ cơ bản của KG" thì ta có TG để
rơi vào Hố Đen là khác nhau và ta có phương trình 2v1*t2 = v1*t1.
TG được tính bằng năm, tháng, tuần, ngày, giờ, phút, giây theo
qui ước: Giây là khoảng thời gian bằng 9,192.631.770 lần chu kì của bức xạ điện
từ phát ra bởi nguyên tử Ce133 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng lượng
đáy siêu tinh vi. Các đơn vị thời gian thông dụng khác được định nghĩa dựa trên
khái niệm Giây như sau: 1 Phút có 60 Giây / 1 Giờ có 60 Phút / 1 Ngày có 24 Giờ
/ 1 Tuần có 7 Ngày / 1 Tháng có 4 Tuần, 30 Ngày / 1 Năm là khoảng thời gian
trung bình của một chu kì Trái Đất quay quanh Mặt Trời, gồm 12 Tháng, 52 Tuần,
365 Ngày và 6 Giờ.
Trong Thuyết Tương Đối của Albert Einstein, đại lượng ct, với c
là vận tốc ánh sáng và t là thời gian, được coi như là một chiều đặc biệt thêm
vào cho KG ba chiều để tạo thành KTG. Việc cho thêm chiều TG giúp việc định vị
các sự kiện được dễ dàng khi hệ qui chiếu thay đổi, tương tự như định vị các điểm
trong KG ba chiều cổ điển.
[5] Nhân Gian NG
Khái niệm miêu tả trạng thái, trong đó, sinh vật có trí khôn
“Con Người” sinh ra, phát triển, suy thoái và tiêu vong (sinh-lão-bệnh-tử)
trong một chu trình kín.
[6] Vũ Trụ là một Cơ Thể Sống. Con Người là một Tiểu VũTrụ…
[7] Không gian bao la: Thuyết Tương Đối Rộng
mô tả lực hấp dẫn và cấu trúc cực vĩ của Vũ Trụ, là cấu trúc có qui mô từ
kilomet đến triệu, triệu, triệu, triệu (số 1 và 24 số 0 sau nó) kilomet là kích
thước Vũ Trụ quan sát được hiện nay. Trong lòng vật chất: Cơ Học Lượng Tử mô tả
những hiện tượng ở phạm vi cực nhỏ, cỡ phần triệu triệu milimet.
[8] Có thể là:
- một vật riêng lẻ (hạt
cát, cái bàn, chìa khoá, giọt nước, tia chớp...),
- một con người (Ông Nguyễn
Văn A, Cháu Trần Thị B...),
- một tổ chức (Gia đình,
Công ti, Văn phòng Chính phủ, Liên Hợp Quốc...),
- một hiện tượng kinh tế,
xã hội (kinh tế thị trường, thị trường chứng khoán...),
- một hệ thống vật chất
(Hệ Mặt Trời, Thiên Hà...),
- một khái niệm (kinh tế
tri thức, triết học...)...
[9] Giữa Thiên Niên Kỉ thứ nhất Trước Công Nguyên (TCN) và Thiên
Niên Kỉ thứ nhất Sau Công Nguyên (SCN = CN) có khoảng 100 năm chuyển đổi, từ
năm ~ 50 TCN đến năm ~ 50 CN.
Giữa Thiên Niên Kỉ thứ nhất và Thiên Niên Kỉ thứ hai có khoảng
100 năm chuyển đổi, từ năm ~ 950 đến năm ~ 1050.
Giữa Thiên Niên Kỉ thứ hai và Thiên Niên Kỉ thứ ba có khoảng 100
năm chuyển đổi, từ năm ~ 1950 đến năm ~ 2050.
[10] Hiện nay mới có khoảng 10% tế bào thần kinh Não Người tham
gia các hoạt động có tính sáng tạo (“chất xám”). Số còn lại ( ~ 90%) còn ở dạng
tiềm năng, chưa được phát huy. Cần tìm cách đưa thêm số tế bào thần kinh (chưa
tham gia hoạt động có tính sáng tạo) vào các hoạt động sáng tạo phục vụ cho Con
Người.
Có nhà khoa học cho rằng, trước khi quyết định việc này, cần
nghiên cứu kĩ những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với Con Người khi sử dụng
nhiều hơn 10% tế bào thần kinh.
[11] Phong Thủy (chữ Hán: 風 水) là học
thuyết chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời
sống hoạ phúc của con người. Về mặt từ nguyên, 風 phong có nghĩa là
"gió", là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có
nghĩa là "nước", là dòng nước, tượng trưng cho địa thế.
Phong Thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt
yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng
gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng.
Phong Thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự.
Cát (lành) ắt là phong thủy hợp, Hung (dữ) ắt là phong thủy không hợp.
Sách Táng Thư viết: "Mai táng phải chọn nơi có sinh khí”.
Kinh viết: “Khí gặp gió (phong) ắt tán, gặp nước (thủy) ngăn thì
dừng. Cổ nhân làm sao cho khí tụ chứ không tán, nước chảy có chỗ dừng".
Do vậy mà có tên là “PhongThủy”.
Hai chữ Phong Thủy còn chỉ phương pháp tìm kiếm và chọn lựa nơi
trú ngụ hoặc mai táng cát tường phú quí, phúc thọ bình yên, tức là thuật Phong Thủy.
Giống như mọi ngành khoa học công nghệ cổ truyền khác ở Á Đông, thuật Phong Thủy
cũng dựa vào lí, thuyết âm dương, ngũ hành.
Tham Khảo: Thuyết Đa Vũ Trụ
Athene's Theory of Everything
Vũ Trụ Là Một Bộ Não Khổng Lồ
Thuyết M
Thuyết Dây
Thuyết Thống Nhất Của Vũ Trụ Học