KIẾN NGHỊ THÀNH LẬP VIỆN CAO CẤP
VỀ VẬT LÝ LÝ THUYẾT VÀ VẬT LÝ TÍNH TOÁN TRONG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN VẬT LÝ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2020
Dự thảo - 12-3-2013 - Gs Vs Nguyễn Văn Hiệu, Chủ tịch Danh dự Hội Vật lý Việt Nam...
Hiệu quả của việc thành lập IASTCP
Hiệu quả của việc thành lập IASTCP
Chuyên ngành vật lý lý thuyết đã được hình thành ở nước ta từ
hơn một nửa thế kỉ trước nhờ công lao khởi xướng của các bậc tiền bối nền khoa
học Việt Nam là các cố giáo sư Tạ Quang Bửu, Lê Văn Thiêm và Ngụy Như Kontum.
Ngay từ năm 1970 đã có nhà vật lý lý thuyết Việt Nam ở Hà Nội được mời đọc báo
cáo tại một phiên họp toàn thể của Hội nghị quốc tế về Vật lý Năng lượng cao họp
2 năm một lần luân phiên tại các nước phát triển. Trong khoảng hai...
thập kỉ từ năm 1970 đến năm 1990 các nghiên cứu viên vật lý lý thuyết Việt Nam thường xuyên gửi bài đăng trên một số tạp chí vật lý quốc tế xuất bản tại Mĩ, Hà Lan, Liên Xô, CHDC Đức. Vào năm 1984, chỉ một năm sau khi được cố giáo sư Abdus Salam và một số các nhà khoa học gốc châu Á được giải thưởng Nobel sáng lập ra, Viện Hàn lâm Khoa học các nước đang phát triển TWAS đã bầu một nhà vật lý lý thuyết trẻ tuổi ở Hà Nội vào TWAS. Sự phát triển của vật lý lý thuyết nước ta còn được ghi nhận bởi Giải thưởng Lê Nin và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I. Từ những năm 90 thế kỉ trước đến ngày nay tiếp tục xuất hiện nhiều nhà vật lý lý thuyết và vật lý tính toán Việt Nam hàng năm công bố các công trình nghiên cứu rất có giá trị trên các tạp chí quốc tế có danh tiếng, một số người đã ra định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn một số người kiên trì làm việc một phần thời gian hoặc chủ yếu ở trong nước. Tuy đã có số lượng đáng kể các nhà vật lý lý thuyết và vật lý tính toán tài năng, có uy tín trên thế giới, song cho đến nay vật lý lý thuyết và vật lý tính toán vẫn chưa trở thành một chuyên ngành khoa học mạnh ở nước ta vì hai lí do. Một là, tất các các nhà vật lý lý thuyết và vật lý tính toán tài năng đều nghiên cứu các vấn đề khác nhau, không có sự phối hợp với nhau để thành các tập thể khoa học mạnh. Hai là, số đông đều đã lớn tuổi mà chưa đào tạo được người trẻ tuổi kế cận. Việc thành lập IASTCP sẽ có hiệu quả rõ rệt là khắc phục được cả hai thiếu sót này để nước ta trở thành quốc gia đứng hàng đầu trong ASEAN về vật lý lý thuyết và vật lý tính toán trước năm 2020.
thập kỉ từ năm 1970 đến năm 1990 các nghiên cứu viên vật lý lý thuyết Việt Nam thường xuyên gửi bài đăng trên một số tạp chí vật lý quốc tế xuất bản tại Mĩ, Hà Lan, Liên Xô, CHDC Đức. Vào năm 1984, chỉ một năm sau khi được cố giáo sư Abdus Salam và một số các nhà khoa học gốc châu Á được giải thưởng Nobel sáng lập ra, Viện Hàn lâm Khoa học các nước đang phát triển TWAS đã bầu một nhà vật lý lý thuyết trẻ tuổi ở Hà Nội vào TWAS. Sự phát triển của vật lý lý thuyết nước ta còn được ghi nhận bởi Giải thưởng Lê Nin và Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I. Từ những năm 90 thế kỉ trước đến ngày nay tiếp tục xuất hiện nhiều nhà vật lý lý thuyết và vật lý tính toán Việt Nam hàng năm công bố các công trình nghiên cứu rất có giá trị trên các tạp chí quốc tế có danh tiếng, một số người đã ra định cư ở nước ngoài nhưng vẫn còn một số người kiên trì làm việc một phần thời gian hoặc chủ yếu ở trong nước. Tuy đã có số lượng đáng kể các nhà vật lý lý thuyết và vật lý tính toán tài năng, có uy tín trên thế giới, song cho đến nay vật lý lý thuyết và vật lý tính toán vẫn chưa trở thành một chuyên ngành khoa học mạnh ở nước ta vì hai lí do. Một là, tất các các nhà vật lý lý thuyết và vật lý tính toán tài năng đều nghiên cứu các vấn đề khác nhau, không có sự phối hợp với nhau để thành các tập thể khoa học mạnh. Hai là, số đông đều đã lớn tuổi mà chưa đào tạo được người trẻ tuổi kế cận. Việc thành lập IASTCP sẽ có hiệu quả rõ rệt là khắc phục được cả hai thiếu sót này để nước ta trở thành quốc gia đứng hàng đầu trong ASEAN về vật lý lý thuyết và vật lý tính toán trước năm 2020.
Hơn nữa, bốn nhóm nghiên cứu về vật lý chất rắn lý thuyết và
tính toán, vật lý chất mềm lý thuyết và tính toán, khoa học nanô lý thuyết và
tính toán, quang học lượng tử và quang tử học lý thuyết và tính toán, còn có
nhiệm vụ quan trọng là góp phần nâng cao chất lượng của các công trình nghiên cứu
thực nghiệm về Vật lý Chất rắn, Vật lý Chất mềm, Khoa học Nanô, Quang học Lượng
tử và Quang tử học, thúc đẩy sự phát triển công nghệ thiết kế các chất đặc dụng,
kể cả các loại thuốc chữa bệnh, các linh kiện điện tử và quang tử, các vi mạch,
các chíp điện tử, chíp sinh học, các “phòng thí nghiệm trên chip”
(lab-on-chip), các thiết bị quang lượng tử và quang tử…, một hướng phát triển của
kinh tế tri thức trên thế giới.
Là một tổ chức nghiên cứu cơ bản hoạt động theo cơ chế mở được
trình bầy trong bản kiến nghị này, IASTCP có sứ mạng là hạt nhân của cả hệ thống
các đơn vị nghiên cứu và đào tạo về vật lý lý thuyết và vật lý tính toán trong
cả nước, mọi nghiên cứu viên và giảng viên đại học về vật lý lý thuyết và vật
lý tính toán của mọi tổ chức khoa học nước ta, công lập cũng như ngoài công lập,
đều có thể được mời tham gia nghiên cứu trong IASTCP (có thời hạn) nếu đạt tiêu
chuẩn và sẽ là các nhà khoa học nòng cốt trong mạng lưới các đơn vị nghiên cứu
vật lý lý thuyết và vật lý tính toán nước ta, góp phần nâng cao chất lượng giảng
dậy vật lý trong hệ thống các trường đại học.
Là một đơn vị đào tạo tiến sĩ và bồi dưỡng trình độ hậu tiến sĩ
đạt trình độ quốc tế, IASTCP trực tiếp tham gia chương trình đào tạo tiến sĩ ở
nước ngoài của Bộ Giáo dục và Đào tạo như một viên nghiên cứu hoặc trường đại học
ở các nước tiên tiến nhưng với chi phí thấp hơn nhiều lần.
Với một ngân sách khiêm tốn, với sự hiện hữu của một số khá đông
các nhà vật lý lý thuyết và vật lý tính toán tài năng đang nghiên cứu và giảng
dậy trong một mạng lưới khá rộng các viện nghiên cứu và các trường đại học nước
ta, với sự sẵn sàng tham gia của nhiều nhà vật lý lý thuyết và vật lý tính toán
có danh tiếng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, với sự hợp tác mật thiết của
một số bạn bè quốc tế, việc thành lập IASTCP là hoàn toàn khả thi và sẽ là một
bước tiến đột phá trong sự phát triển Vật lý ở Việt Nam.